Chuyện về 'Chiến sĩ gang thép' Nguyễn Văn Quới

Đồng chí Nguyễn Văn Quới bí danh Bảy Quới, sinh năm 1911 tại làng Long Hưng, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình nông dân. Đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, trở thành một hạt nhân nòng cốt trong phong trào cách mạng của xã nhà.

Hào khí năm xưa trên đất Long Hưng anh hùng

Long Hưng (thuộc quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho; nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ lịch sử, Long Hưng là bản doanh cuộc khởi nghĩa của cả vùng đất Mỹ Tho. Cũng nơi đây, trong Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 và trong chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược đã diễn ra những trận đánh nổi bật nhất và gay gắt nhất của phong trào chiến tranh nhân dân, người dân Long Hưng một lòng theo Đảng, thà chết, quyết đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để giữ làng, giải phóng quê hương.

Đồng chí Nguyễn Tấn Thành: Là ngọn cờ, là linh hồn của vùng đất Long Hưng

Đồng chí Nguyễn Tấn Thành, bí danh là Chín Kỉnh, sinh năm 1922, trong một gia đình nông dân tại xóm Vựa, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Trên vùng đất này, suốt 9 năm từ năm 1940 đến năm 1949, người chiến sĩ, người chỉ huy du kích này đã chiến đấu không phút giây rời tay súng. Và cũng trong 9 năm gian khổ đó, cùng với những người chỉ huy khác, đồng chí Chín Kỉnh luôn là ngọn cờ, là linh hồn của vùng đất Long Hưng.