Nhiều nước châu Âu ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục

Nhiều nước châu Âu ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát. Pháp xác nhận số ca mắc mới theo ngày ở mức cao nhất với 94.124 trường hợp. Ðây là ngày thứ hai liên tiếp Pháp ghi nhận số người dương tính với Covid-19 cao kỷ lục.

Tổng thống Bồ Đào Nha tuyên bố giải tán Quốc hội

Tổng thống Bồ Ðào Nha Marcelo Rebelo de Sousa thông báo quyết định giải tán Quốc hội và ấn định ngày 30/1/2022 tiến hành tổng tuyển cử. Ðây là nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Bồ Ðào Nha sau khi Quốc hội bác dự thảo ngân sách nhà nước năm 2022 của chính phủ hồi cuối tháng trước. Lần đầu tiên trong 45 năm qua Quốc hội Bồ Ðào Nha không thông qua dự thảo ngân sách nhà nước.

Giải 'bài toán' lao động trong đại dịch

Ðể có thể khôi phục dần hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới, nhiều quốc gia châu Âu đã áp dụng những biện pháp quyết liệt, cứng rắn nhằm thúc đẩy người dân tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, qua đó giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trong thời kỳ đại dịch.

Kinh tế châu Âu- những tín hiệu phục hồi tích cực

Gam màu sáng dần nổi lên trong bức tranh kinh tế tổng thể của Khu vực đồng euro (Eurozone), với những tín hiệu phục hồi tích cực. Gói biện pháp nhằm khôi phục kinh tế sau đại dịch, vừa được Liên hiệp châu Âu (EU) khởi động giải ngân, chính là một trong những giải pháp được kỳ vọng giúp duy trì đà khởi sắc của các nền kinh tế tại 'lục địa già'.

Ðắp đê ngăn sóng dữ

Những cột mốc kinh khủng của đại dịch toàn cầu Covid-19 vẫn tiếp tục dựng lên trên khắp thế giới. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 18 giờ ngày 28/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 196.095.363 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4.194.690 triệu ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 177.754.028 người.

Cuộc đua 'Chiếc giày vàng' và kỷ lục phản lưới nhà

Cho dù đã gần ngã ngũ, nhưng cuộc đua 'Chiếc giày vàng' của EURO 2020 vẫn chưa dừng lại cho đến khi xác định được ngôi vô địch trên sân Wembley sắp tới. Người Anh vẫn có quyền hy vọng, trong khi kỷ lục không ngờ của kỳ giải năm nay về những bàn thắng phản lưới nhà cũng có thể tiếp tục nối dài.

Kịch tính và các 'cơn địa chấn'

Vòng 1/8 EURO 2020 đã chứng kiến những trận đấu hấp dẫn và kịch tính đến nghẹt thở, với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau mà người hâm mộ được trải qua. Đó là những cú sốc khi chiến thắng thuộc về các đội bóng bị đánh giá thấp hơn và những chiến thắng nhọc nhằn của các 'ông lớn'.

Ưu thế và sức mạnh của lối chơi tiến công

Ðội tuyển Pháp rất nhanh chóng từ bỏ sơ đồ phòng ngự ba người sang bốn người sau khi để Thụy Sĩ ghi bàn dẫn trước ở vòng 1/8 và dù thua trên chấm 11 m sau đó, thực tế này cũng cho thấy sơ đồ chiến thuật 4-3-3 đang chiếm ưu thế tại EURO 2020.

Nguy cơ bùng phát đợt dịch mới tại nhiều nơi

Theo TTXVN và tin nước ngoài, Ấn Ðộ phát hiện 22 ca nhiễm biến thể Delta Plus gây Covid-19. Các chuyên gia cảnh báo, biến thể mới này có nguy cơ làm bùng phát làn sóng dịch thứ ba tại Ấn Ðộ.

Bồ Ðào Nha-Pháp: Khi Ronaldo ở thế chân tường

Trong trận đấu cuối cùng ở bảng F, nhà đương kim vô địch Bồ Ðào Nha buộc phải giành kết quả có lợi trước Pháp nếu không muốn dừng bước ở vòng bảng. Cuộc đấu tái hiện trận chung kết EURO 5 năm trước hứa hẹn sẽ là sàn diễn đỉnh cao của những ngôi sao hàng đầu.

MÙA EURO

Sau một năm tạm hoãn vì Covid-19, cuối cùng giải vô địch bóng đá châu Âu mà nhiều người mong đợi cũng được diễn ra. Hơn nửa thế kỷ tồn tại, có lẽ đây là kỳ Euro đặc biệt nhất trong lịch sử, bởi lần đầu tiên nó được tổ chức vào năm lẻ, tuy rằng tên gọi chính thức của giải này vẫn là Euro 2020.

Khi Bruno Fernandes vật lộn trong cái bóng của Cristiano Ronaldo

EURO 2020 từ giấc mơ tỏa sáng đang trở thành cơn ác mộng tuyệt vọng của Bruno Fernandes. Từ chiến thắng trước Hungary đến trận thua thảm tu yển Ðức, Fernandes của Bồ Ðào Nha chỉ là phiên bản mờ nhạt so với những gì anh trình diễn ở Man Utd. Tiền vệ này không thể thoát ra cái bóng của người khổng lồ Ronaldo và tự biến mình trở thành nhân tố cản trở Bồ Ðào Nha bảo v ệ ngôi vương.

EURO 2020 thật sự là ngày hội tại Hungary

Mặc dù đội tuyển nhà rơi vào bảng F 'tử thần', nhưng với người hâm mộ bóng đá Hungary thì đó thật sự là cơ hội để họ được thưởng thức những trận đấu đỉnh cao với hai 'ông kẹ' của bóng đá thế giới và châu lục là Bồ Ðào Nha và Pháp.

'Les Bleus' thận trọng trước Hungary

Sau khi cho thấy sức mạnh của một ứng cử viên vô địch EURO 2020, đội tuyển Pháp sẽ tới Budapest để gặp đội bóng được đánh giá yếu nhất bảng F là Hungary tối 19-6.

Dấu ấn Puskás Aréna với kỷ lục gần 70.000 khán giả được vào sân mùa COVID-19

Trong ngày thi đấu cuối cùng lượt trận thứ nhất vòng bảng, thành phố Budapest đã ghi dấu ấn đậm nét với người hâm mộ trên toàn thế giới với hình ảnh sân bóng Puskás Aréna lung linh rực rỡ không còn một chỗ trống, dù sức chứa gần 70.000 người. Một hình ảnh vốn chỉ có trước thời đại dịch COVID-19.

Ðược đánh giá cao hơn, đội tuyển Pháp có giành chiến thắng?

Truyền thông Pháp đang có những lo ngại trước trận ra quân của đội tuyển Pháp với đội tuyển Ðức trong khuôn khổ bảng F.

Lợi thế cho chủ nhà Tây Ban Nha

Cuộc đối đầu giữa hai đội tuyển Tây Ban Nha và Thụy Ðiển tại bảng E rạng sáng 15-6 hứa hẹn sẽ quyết liệt, hấp dẫn và nhiều bất ngờ. Cả hai đội bóng đều được đánh giá đang có phong độ tương đối ổn định và chênh lệch nhau không nhiều qua thực tế thi đấu trước EURO 2020.

Giải vô địch bóng đá Châu Âu năm 2020

Bru-nô Phơ-nan-đét mới là trụ cột đội tuyển Bồ Ðào NhaTại EURO 2020, không phải Rô-nan-đô mà là tiền đạo Bru-nô Phơ-nan-đét mới là trụ cột đội tuyển Bồ Ðào Nha.

Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2020

Lô-gô và linh vật ấn tượngDo dịch Covid-19, Giải bóng đá vô địch châu Âu UEFA năm 2020 - lần thứ 16 (EURO 2020) đã phải lùi lại một năm và vẫn giữ nguyên tên gọi, sẽ diễn ra từ ngày 12-6 đến 12-7 tại 11 thành phố của các nước châu Âu.

Nga và EU nỗ lực giảm căng thẳng

Tân Hoa xã ngày 1-6 đưa tin, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Bồ Ðào Nha A.Xin-va, Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp nhấn mạnh, Mát-xcơ-va mong muốn sớm bình thường hóa quan hệ với Liên hiệp châu Âu (EU). Song, điều này chỉ có thể đạt được nếu các bên đối thoại thực chất, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Theo ông X.La-vrốp, bất chấp những thiệt hại do các lệnh trừng phạt gây ra, Nga vẫn là đối tác thương mại quan trọng của EU.

Kêu gọi chia sẻ vắc-xin ngừa Covid-19

Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 17-5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Liên hiệp châu Âu (EU) có khả năng viện trợ hơn 150 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 cho những nước đang thiếu vắc-xin.

WHO cảnh báo hậu quả nặng nề của đại dịch

Theo Roi-tơ và TTXVN, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, trong năm 2021, đại dịch Covid-19 có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với năm 2020, với số người chết nhiều hơn.

Phục hồi tăng trưởng ngành du lịch

Ngành du lịch các quốc gia 'lục địa già' đã trải qua hơn một năm khủng hoảng nghiêm trọng dưới tác động tiêu cực của 'bão Covid-19'. Giải cứu ngành du lịch, đồng thời trả lại hàng triệu việc làm cho người lao động, đang là một trong những thách thức được Liên hiệp châu Âu (EU) quan tâm hàng đầu hiện nay.

Nỗ lực bảo đảm nguồn cung vắc-xin phòng Covid-19

Theo TTXVN và tin nước ngoài, Chính phủ In-đô-nê-xi-a công bố bốn chiến lược nhằm bảo đảm nguồn cung vắc-xin ngừa Covid-19, trong bối cảnh một số nước ra lệnh tạm ngừng xuất khẩu vắc-xin. Ðó là bảo vệ nguồn cung hiện có, thúc đẩy tiêm chủng theo chương trình hợp tác công - tư, tìm kiếm các nguồn cung mới...

Triển vọng mong manh

Các chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 được tăng tốc cho phép nhiều quốc gia trên thế giới lên kế hoạch mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Bên cạnh kích cầu du lịch nội địa, việc 'đón đầu' du khách quốc tế trở lại cũng được các nước chú trọng nhằm sớm phục hồi 'ngành công nghiệp không khói'.

Hơn 119 triệu người mắc Covid-19 trên thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, đến tối 12-3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận hơn 119,1 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 2,64 triệu ca tử vong.

WHO thúc giục chia sẻ vắc-xin ngừa Covid-19

Theo TTXVN và tin nước ngoài, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) T.Ghê-brây-ê-xút cảnh báo, những thỏa thuận trực tiếp giữa các nước giàu và các hãng dược phẩm bào chế vắc-xin ngừa Covid-19 đang làm suy yếu sáng kiến phân phối vắc-xin công bằng toàn cầu COVAX, do nguồn cung bị hạn chế. WHO kêu gọi tất cả các nước ngay lập tức chia sẻ nguồn vắc-xin, các nhà sản xuất ưu tiên hợp đồng cung cấp cho COVAX.