Chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần đẩy lùi 'tín dụng đen'

'Tín dụng đen' được coi là vấn nạn mà Chính phủ đang nỗ lực tìm cách đẩy lùi. Bên cạnh các giải pháp đấu tranh, xử lý được triển khai, chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một trong những nhân tố góp phần tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng chính thống, giúp người dân có ý thức tránh xa 'tín dụng đen'.

Phí bảo hiểm tiền gửi – nguồn lực quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền

Phí bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của tổ chức BHTG, góp phần lớn trong việc tăng trưởng Quỹ dự phòng nghiệp vụ để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, nâng cao năng lực tài chính, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền

Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2001, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là đơn vị đại diện cho BHTGVN triển khai hoạt động bảo hiểm tiền gửi trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố vùng Tây Nam bộ. Việc thành lập và đặt trụ sở hoạt động tại TP.Cần Thơ đánh dấu sự có mặt và ngày càng lớn mạnh của BHTGVN tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mở ra chặng đường nhiều thử thách nhưng cũng nhiều thành công trong việc triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi trong khu vực.

Nâng cao vai trò của Bảo hiểm tiền gửi trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng

Khoản 13 Điều 13 Luật BHTG về quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG quy định: 'Tham gia vào quá trình KSĐB đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ'. Đây chính là cơ sở pháp lý để BHTGVN chính thức được tham gia vào quá trình KSĐB các tổ chức tham gia BHTG.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

Bảo vệ an toàn tiền gửi của hơn 89 triệu lượt người gửi tiền tại 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, giữ vững tôn chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia BHTG và sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Đó là những định hướng của BHTGVN trên đường tiến về đích trong những tháng còn lại của năm 2022.

Tổng nguồn vốn của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt hơn 88,8 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng

Trong 6 tháng đầu năm 2022, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra trong năm 2022. Theo đó, các kết quả đạt được trong nửa đầu năm 2022 của BHTGVN cho thấy những dấu hiệu tích cực, đáng ghi nhận.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Bảo đảm quyền lợi, nâng cao chất lượng công tác và điều kiện làm việc của người lao động

Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), thời gian qua, BHTGVN đã triển khai đồng bộ các hoạt động nghiệp vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, đồng thời không ngừng ổn định và nâng cao đời sống người lao động.

Cần sớm sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ người gửi tiền

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu bảo vệ người gửi tiền. Sau 10 năm đi vào cuộc sống, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn còn một số vướng mắc, bất cập, cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung để tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tham gia có hiệu quả vào tái cơ cấu tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ triển khai nhiệm vụ năm 2022

Ngày 21/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức hội nghị tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Báo chí với vai trò tuyên truyền chính sách Bảo hiểm tiền gửi tới người dân

Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng vừa phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam Chi nhánh khu vực Đông Bắc Bộ tổ chức Tọa đàm về chính sách Bảo hiểm tiền gửi.

Từ ngày 12/12/2021, hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi là 125 triệu đồng

Ngày 20/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Theo đó, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 125 triệu đồng.

Kỷ niệm 5 năm thành lập Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ

Ngày 8/10, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập và đón nhận cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Dấu ấn 5 năm triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi

Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/10/2016, với 5 năm triển khai hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi trên địa bàn, Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ (Chi nhánh) đã khẳng định rõ vai trò là 'cánh tay nối dài' của BHTGVN bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại 8 tỉnh Tây Bắc.

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19

Thời gian qua, đồng hành với cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và nhân dân cả nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, với tinh thần chủ động, chung tay quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh...

Ứng dụng chuyển đổi số trong truyền thông chính sách bảo hiểm tiền gửi

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong cuộc cách mạng 4.0 – cuộc cách mạng về khoa học công nghệ, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Với vai trò là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm bảo vệ người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) cần ứng dụng tốt chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền thông chính sách BHTG nhằm đẩy mạnh sự lan tỏa chính sách bảo hiểm tiền gửi cũng như nâng cao niềm tin của công chúng vào hoạt động ngân hàng.

Nâng cao vai trò của BHTGVN trong tái cơ cấu TCTD

Được thành lập năm 1999 và đi vào hoạt động năm 2000, BHTGVN là tổ chức duy nhất được giao làm đầu mối triển khai chính sách BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, hỗ trợ các TCTD gặp khó khăn, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từng bước nâng tầm

Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã và đang thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng 2021 đã thực hiện cuộc phỏng vấn ông Phạm Bảo Lâm, Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN).

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ: Triển khai nhiệm vụ năm 2021

PTĐT - Ngày 22/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức tổng kết công tác năm 2020; triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Ngày 20/10/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Theo đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức BHTG trong giai đoạn mới

Bảo hiểm tiền gửi là chính sách công của Chính phủ được xây dựng nhằm để bảo vệ người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, nâng cao niềm tin công chúng, giảm thiểu nguy cơ rút tiền gửi đồng loạt, tạo cơ chế để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và tham gia quá trình xử lý khủng hoảng tài chính.

Chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần ổn định hệ thống tài chính – ngân hàng

Mục tiêu chính của hệ thống bảo hiểm tiền gửi bao gồm bảo vệ người gửi tiền và góp phần ổn định hệ thống tài chính; giảm thiểu rủi ro rút tiền hàng loạt; can thiệp sớm, thúc đẩy quản lý rủi ro lành mạnh và thực hiện các biện pháp xử lý TCTD yếu kém.