Tuyến đường ĐT606 nối từ đường Hồ Chí Minh tại xã Bhalêlê lên các xã vùng cao giáp biên giới Việt- Lào và cửa khẩu phụ Chnốc xã Chơm, huyện Tây Giang, Quảng Nam có chiều dài hơn 80km, cứ đến mùa mưa lũ là tình trạng sạt lở lại xảy ra nghiêm trọng, làm tê liệt tuyến giao thông huyết mạch này của huyện miền núi biên giới Tây Giang...
Mặc dù chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để triển khai dự án đường dây 110kV (giai đoạn 2) thủy điện Tr'hy tại các xã Atiêng, Dang, Lăng thuộc địa phận huyện Tây Giang (Quảng Nam), song chủ đầu tư thủy điện vẫn hợp đồng với đơn vị thi công triển khai dự án. Điều đáng nói là vụ việc này diễn ra trong thời gian dài song các chủ rừng và các lực lượng quản lý, bảo vệ rừng không hề hay biết, không có biện pháp ngăn chặn kịp thời (?!).
Trước sự bất thường của thiên tai ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, chủ trương di dân, sắp xếp lại dân cư đến nơi ở mới bảo đảm an toàn và phát triển bền vững đã được Quảng Nam triển khai thực hiện hiệu quả ở 9 huyện miền núi của tỉnh, được xem là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Tất cả đã minh chứng cho quyết sách sắp xếp dân cư hợp với ý Đảng - lòng dân.
Năm nay đã 80 tuổi, già làng A Lăng Đàn ở thôn A Rớt, xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn luôn nêu gương, đi đầu trong các phong trào và có nhiều đóng góp cho sự phát triển tại cộng đồng và địa phương. Những việc làm thiết thực của già A Lăng Đàn được chính quyền đánh giá cao, bà con dân làng kính trọng, noi gương.
Khi điện lưới quốc gia về tới tận bản làng, cùng với chính sách an cư nơi biên giới và sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân ở nhiều bản làng của huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã có thêm nhiều đổi thay trong cuộc sống.
Tại Kỳ họp lần thứ 16, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X diễn ra sáng nay 22/9, HĐND tỉnh Quảng Nam đã xem xét bãi bỏ Nghị quyết về chương trình sữa học đường cho trẻ em miền núi trên địa bàn.
Cách đây 20 năm, thực hiện Nghị định số 72/2003 ngày 20-6-2003 của Chính phủ về chia tách huyện Hiên (Quảng Nam) thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang, ngày 5-8-2003, H.Tây Giang chính thức được tái lập… Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang H.Tây Giang ngược dòng sông A Vương về với đất mẹ Tây Giang ân tình, bắt đầu sứ mệnh lịch sử xây dựng và phát triển quê hương vững bước đi lên từ muôn vàn gian khó…
Huyện Tây Giang (Quảng Nam) được tái lập năm 2003, có 67km đường biên giới với nước bạn Lào; hơn 95% dân số của huyện là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Cơ Tu. Là địa bàn miền núi, địa hình núi cao có độ dốc lớn nên việc tìm mặt bằng để sắp xếp dân cư tại Tây Giang gặp nhiều khó khăn.
Không còn nhận ra những ngôi làng cũ, nơi chúng tôi đã từng đặt chân đến mười, mười lăm năm trước. Có thứ gì đó xa cách, với rừng. Như thể một hàng rào nào đó - bằng những con đường mới mở, tách biệt ngôi làng vốn ngày xưa từng dính chặt vào rừng như ký thác số phận, như nương náu và gửi trao lấy sự sinh tồn...
Xóa bỏ hủ tục vốn đã tồn tại lâu đời trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm khó, cần phải kiên trì thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với cuộc sống và nhận thức, phong tục của đồng bào. Với quan điểm 'lấy cái đẹp dẹp cái xấu', những phong tục, tập quán có ý nghĩa tốt đẹp thì nên duy trì, phát huy và ngược lại, những hủ tục thì cần phải loại bỏ.
Tại tỉnh Quảng Nam, phần lớn bà con đồng bào Cơ Tu sống tập trung tại các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang. Trong nhiều năm qua, đồng bào Cơ Tu luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cùng nhau đoàn kết, chung sức xây dựng, gìn giữ quê hương ngày càng yên bình, tươi đẹp.
Chiều 09/3, tại trụ sở UBND huyện Đại Lộc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của các địa phương khu vực bắc Quảng Nam đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngày 11-2, Đoàn công tác Huyện ủy, UBND H.Tây Giang (Quảng Nam) do ông BhLing Mia - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy dẫn đầu đã sang thăm bà con nhân dân các cụm bản sát biên giới và làm việc, trao đổi công tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội (KT-VH-XH) với lãnh đạo Huyện ủy, UBND H. Kà Lừm, tỉnh Sê Kông nước bạn Lào...
Tại Quảng Nam, ngày 29-9, ông BhLing Mia - Bí thư Huyện ủy Tây Giang cho biết: Do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 4 (bão Noru) khiến mưa lũ lớn, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Ctoonh, xã Avương bị ngập sâu 1m, giao thông vào huyện tạm thời bị chia cắt, cô lập.
Để khắc phục sự cố sạt lở tại Trường THPT Võ Chí Công (xã biên giới A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), dự án do Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư được chuyển sang Ban Quản lý (BQL) các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay đã gần 8 tháng trôi qua, chuẩn bị bước vào năm học mới 2022- 2023, nhưng hạng mục kè khắc phục, chống sạt lở của dự án vẫn chưa thể hoàn thành…
Ngày 5-5, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam thông tin, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn gửi các sở, địa phương trực thuộc về việc tham mưu giải quyết đề nghị xin chủ trương thống nhất tiếp nhận dự án điện gió tại huyện Tây Giang.
Huyện miền núi Tây Giang của Quảng Nam xin chủ trương nghiên cứu dự án điện gió tại xã Ch'ơm, quy mô công suất khoảng trên 500 MW, tương đương đầu tư 100 tuabin gió.
Thời gian qua, tại một số địa phương các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, việc phân định địa giới hành chính giữa các huyện có một số nơi chưa phù hợp nên việc quản lý văn hóa, kinh tế, ANTT, quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên kháng sản… tại khu vực giáp ranh gặp nhiều khó khăn. Tại H. Tây Giang, nổi lên nhất về tình hình nêu trên là thôn Glao, xã Ga Ry.