Nhân Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc Tọa đàm cùng Th.S, Luật sư Đào Ngọc Lý, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội và Luật sư Nguyễn Đức Mạnh, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Bizlink về chuyện nghề của các luật sư cũng như yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của Luật sư.
Tư duy sửa đổi quy định về trái phiếu doanh nghiệp của đơn vị soạn thảo được đánh giá là 'thắt chặt cả hai đầu'. Điều này khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục rơi vào cảnh ảm đạm.
Theo các chuyên gia, bên cạnh những điểm mới tích cực, Dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp (DN) vẫn còn một số quy định chưa phù hợp cần được xem xét, điều chỉnh, để không tạo thêm những rào cản cho DN trong quá trình gia nhập thị trường.
Dự thảo Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp (thay thế Nghị định 01/2021/NĐ-CP) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo lấy ý kiến dư luận, hoàn thiện, trình Chính phủ trong tháng 9/2024. Góp ý cho dự thảo nghị định này, các chuyên gia và luật sư cho rằng, cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh trong quá trình thực hiện.
Pháp luật về đầu tư kinh doanh đã tiến một bước tiến rất dài, chuyển từ 'tiền kiểm sang hậu kiểm', rút ngắn nhiều thời gian cho doanh nghiệp trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên qua thực tiễn triển khai vẫn còn một số tồn tại cần sửa đổi...
Nhiều ý kiến về đăng ký doanh nghiệp được đưa ra tại hội thảo góp ý Dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
Ngày 15-7, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH-ĐT) tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo nghị định về đăng ký doanh nghiệp'.
Dù mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 không thành, Việt Nam vẫn tiếp tục quyết tâm có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025.
Nhiều quy định mới về phòng cháy chữa cháy được giới doanh nghiệp đánh giá là vượt cả nước phát triển. Yêu cầu an toàn PCCC là bắt buộc nhưng cũng phải tính mức độ khả thi. An toàn mà không có tính khả thi thì không thể thực hiện.
Sửa đổi Luật Đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự luật sẽ tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 tới đây. Góp ý dự thảo Luật, một số ý kiến chuyên gia nhấn mạnh, pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản hiện nay có 'xung đột' về quyền sử dụng đất của cá nhân nước ngoài với quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài.
Góp ý dự thảo Luật Đất đai, chuyên gia kiến nghị cần bắt đầu nghiên cứu áp dụng các loại thuế, phí như thuế lũy tiến với những người mua nhà ở thứ 2 trở lên và thuế lũy tiến theo thời gian bán bất động sản, các loại phụ phí để hạn chế đầu cơ đất, giữ đất, hạn chế tình trạng nhà/đất không sử dụng...
Tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về 'Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao', Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII yêu cầu quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng cần thể chế hóa và làm rõ nội hàm thế nào 'bảo đảm điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ'; quy định cụ thể tiêu chí để xác định khu tái định cư có điều kiện sống 'bằng hoặc tốt hơn' nơi ở cũ; đồng thời, phân công cụ thể trách nhiệm thẩm định, giám sát liên quan đến vấn đề này nhằm đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch trong thực tiễn.
Những quy định mới về trái phiếu doanh nghiệp giúp gỡ khó phần nào cho doanh nghiệp phát hành. Thế nhưng, để thị trường sôi động trở lại, điều quan trọng là phải chờ nhà đầu tư lấy lại được niềm tin.
Những công trình thể thao - văn hóa nghìn tỷ khai thác kém hiệu quả, để xuống cấp, nhếch nhác gây lãng phí lớn, tạo hình ảnh xấu xí. Cần có cơ chế để tư nhân tham gia quản lý, khai thác các công trình này nhằm phát huy cao nhất hiệu quả.
Với những bất cập, hạn chế trong thực tế, đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất đang là vấn đề rất được quan tâm khi sửa Luật Đất đai.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 24/2022/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn.
Đấu giá đất chỉ xem xét đến việc bỏ giá để lựa chọn ra người trúng đấu giá mà không xem xét đến việc người trúng đấu giá này có kinh nghiệm hay không, có đủ khả năng để thực hiện dự án hay không đang là một vấn đề cần phải giải quyết.
Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sau Covid-19 có thể tốn nhiều tiền của. Nhưng có một cách không tốn đồng tiền ngân sách nào mà chỉ cần từ bỏ quyền lợi của một nhóm nào đó
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị cách ly toàn xã hội, nhiều doanh nghiệp đã chủ động để nhân viên làm việc tại nhà, họp hành, chỉ đạo công việc online. Nhiều công ty vẫn trả đủ lương cho người lao động.
Hiện nay, có 2 cơ chế doanh nghiệp có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp là khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài. Hòa giải thương mại là xu thế mà các quốc gia đều muốn hướng tới. Sau một thời gian thí điểm công tác hòa giải, đối thoại, Tòa án nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Đối thoại và hòa giải tại tòa án.
Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án đang được Tòa án nhân dân (TAND) tối cao chủ trì xây dựng và dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIV.
Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội quyết định mở lại các phiên tòa xét xử tranh chấp giữa các khách hàng và chủ đầu tư dự án Keangnam Landmark Tower. Ngày 7/3, phiên tòa xét xử vụ kiện giữa khách hàng Nguyễn Đắc Kết và Keangnam đã diễn ra.