Nhiều địa phương đã và đang nỗ lực xây dựng mã số vùng trồng cho các sản phẩm nông sản. Điều này vừa giúp nâng cao chất lượng nông sản của địa phương, vừa tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, đưa nông sản Việt ngày càng vươn xa không chỉ ở trong nước mà cả thị trường thế giới.
Đa số mã vùng trồng được cấp tại tỉnh Đồng Tháp nhằm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, Australia, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga, Singapore, Malaysia, UAE.
Thời gian qua, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, huyện Lấp Vò triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản. Đồng thời gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ; từng bước chuyển đổi số trong nông nghiệp...
Thời gian qua, một số hợp tác xã (HTX) ở Đồng Tháp đã quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển SX lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây được xem là hướng đi thích hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản.
Trong giai đoạn kinh tế suy giảm do tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đã phải đi vay 'tín dụng đen' để có nguồn tài chính duy trì hoạt động. Trong khi đó, có những doanh nghiệp vẫn tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu trong quí 1-2020. Điều đó có nghĩa, Covid-19 vừa tạo ra nguy cơ nhưng cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp thay đổi toàn diện.
Thời gian qua, từ sự năng động trong hoạt động sản xuất, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Mỹ Đông 2 (xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười) đã giúp thành viên nâng cao thu nhập, giảm giá thành sản xuất. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện theo công nghệ 4.0 đã giúp người nông dân quản lý tốt đồng ruộng, tiết kiệm nước, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.