Sáng nay (29/8), UBND tỉnh Điện Biên làm việc với Công ty Vestas Development A/S để trao đổi về tình hình phát triển các dự án điện gió của Công ty tại tỉnh Điện Biên và các bước tiếp theo để xây dựng và đưa các dự án vào vận hành thương mại, nhằm cung cấp, bổ sung công suất năng lượng xanh và tái tạo cho tỉnh Điện Biên và các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Goldwind của Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu về cung cấp turbine khi lượng gió bổ sung trên toàn cầu đạt mức cao mới, BloombergNEF cho hay.
Quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đức đang đạt đà tăng với các thủ tục phê duyệt và lập kế hoạch hợp lý; để đạt được mục tiêu đề ra về năng lượng tái tạo, cần phải đầu tư đáng kể 721 tỷ EUR (771,32 tỷ USD) vào lĩnh vực năng lượng vào năm 2030, theo báo cáo Giám sát tiến độ chuyển đổi năng lượng mới nhất do công ty tư vấn EY và Hiệp hội ngành BDEW vừa công bố.
Vestas Development A/S và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sơn Mỹ (IPICO) vừa kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực điện gió.
Công ty Vestas (Đan Mạch) tung ra lô tua bin gió làm từ thép phát thải thấp đầu tiên vào năm tới trong dự án gió ngoài khơi Baltic, công suất 1,2 GW.
Các công ty năng lượng quốc tế, từ RWE của Đức đến Iberdrola của Tây Ban Nha, đang kêu gọi Nhật Bản tăng cường đấu giá điện gió ngoài khơi và có chính sách đầu tư hấp dẫn hơn, trong bối cảnh chi phí lắp đặt tăng vọt và sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trên toàn thế giới ngày càng tăng.
Ngày 1/9, tuabin gió ngoài khơi của Trung Quốc do Tập đoàn Tam Hiệp chế tạo đã phá kỷ lục thế giới về sản lượng điện trong một ngày, sản xuất 384,1 megawatt giờ đủ cung cấp điện cho 170.000 ngôi nhà sau cơn bão Haikui.
Hôm 1/9, tua bin điện gió do tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc chế tạo đạt kỷ lục sản xuất 384,1 megawatt điện/giờ, đủ để cung cấp năng lượng cho gần 170.000 ngôi nhà.
Trung Quốc đang nổi lên như một 'ông lớn' trong lĩnh vực sản xuất điện gió toàn cầu, với các nhà sản xuất của nước này cung cấp gần 60% công suất lắp đặt trên toàn thế giới vào năm 2022.
Trung Quốc đang chiếm ưu thế ở lĩnh vực sản xuất điện gió toàn cầu, trong bối cảnh các nhà sản xuất của quốc gia này cung cấp gần 60% công suất lắp đặt trên toàn thế giới vào năm 2022.
Đi đầu trong công nghệ năng lượng tái tạo và giải pháp khí hậu, các công ty châu Âu có lợi thế riêng trong lĩnh vực này, từ đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo đến tư vấn về cơ sở hạ tầng chống chịu khí hậu tại Việt Nam, theo Vietnam Briefing.
Việc Siemens Energy tiết lộ các vấn đề về chất lượng trong các mẫu tua-bin gió mới hơn của mình đã đặt ra những thách thức to lớn hơn cho một ngành đang phát triển vội vã, với chi phí vật liệu tăng cao và thiết kế thị trường thiếu sót.
Nhiều quốc gia đang cạnh tranh để trở thành 'cộng một' trong chiến lược 'Trung Quốc + 1', đặc biệt là Việt Nam, Ấn Độ, Mexico, Thái Lan và Malaysia.
Công ty Trung Quốc Năng lượng Thông minh MingYang giới thiệu một cánh quạt tuabin điện gió khổng lồ, được chế tạo bằng hơn 95% vật liệu có thể tái chế, loại cánh quạt đầu tiên ở châu Á.
Nhà cung cấp giải pháp năng lượng Đan Mạch Vestas giới thiệu BladeRobots, một doanh nghiệp độc lập, sử dụng giải pháp công nghệ robot tự động trên cơ sở AI bảo trì cánh quạt tua-bin điện gió.
Tuần vừa qua, Công ty Vestas của Đan Mạch cho biết đã khởi động một tháp tuabin gió trên bờ với chiều cao trung tâm đo được 199 mét, một minh chứng mới nhất về cách lĩnh vực năng lượng gió đang chuyển sang các cấu trúc ngày càng lớn. Trong một thông cáo báo chí, công ty Vestas mô tả đây là 'tòa tháp trên bờ cao nhất thế giới dành cho tuabin gió hiện nay.' Vestas cho biết buổi ra mắt được thực hiện với sự hợp tác của doanh nghiệp Đức Max Bögl.
Theo hãng điện RWE của Đức hôm 13/1, việc vận hành tuabin tại một trong những trang trại gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đã hoàn tất và các hoạt động chính thức dự kiến sẽ bắt đầu vào quý đầu tiên của năm 2022.
Sáng 19-3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đã có buổi tiếp, làm việc với ngài Kim Hojlund Christensen-Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam và Công ty Vestas Wind Technology-doanh nghiệp đang đầu tư dự án điện gió tại Gia Lai.
Mới đây, Hội thảo khoa học về phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái tại Saint Mary Beach Resort, Tiến Thành (Phan Thiết), TS.Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam) cho rằng, sự chuyển động của không khí dưới sự chênh lệch áp suất khí quyển tạo ra gió, đây là nguồn năng lượng vô cùng tận. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi vốn đầu tư khá cao và lệ thuộc vào thiên nhiên. Nhiều quốc gia như Đức, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp… đi đầu trong lĩnh vực này. Hiện thế giới đang sử dụng hiệu quả năng lượng gió trên đất liền để phát điện. Theo thống kê, tổng công suất điện gió được lắp đặt trên toàn cầu hơn 600 GW, chiếm 10%; cùng với đó công suất điện gió biển gần 28 GW… 'Không chỉ phát điện, các nước tiên tiến trên còn đưa các nhà máy điện gió với những cánh quạt khổng lồ chầm chậm quay ven khu vực bờ biển hoang sơ vào tour du lịch sinh thái thu hút du khách. Điển hình một nhà máy ven biển phía Nam nước Pháp đã có doanh thu từ du lịch cao hơn nguồn lợi phát điện gió mang lại', TS. Dư Văn Toán chia sẻ.
Tháp điện gió lớn nhất thế giới ở Đan Mạch có cánh quạt dài tới 80 m, được mệnh danh là 'quái vật ngoài khơi', xuất hiện hoành tráng và hùng vĩ trong loạt ảnh mới nhất.