Ngày 4/10, phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các bị cáo về 3 tội danh tiếp tục với phần bào chữa của luật sư và bị cáo. Liên quan đến tội vận chuyển tiền trái phép qua biên giới của bị cáo Trương Mỹ Lan, luật sư Phan Trung Hoài cho biết, trong 3 tỷ đô la nhận về và 1,5 tỷ đô la chuyển đi nước ngoài, có những khoản tiền không phải là vận chuyển trái phép qua biên giới.
Tự bào chữa, bà Trương Mỹ Lan khẳng định vẫn đứng ra chịu trách nhiệm khắc phục cho các trái chủ. 'Đừng lo tôi trở mặt, tôi hứa là sẽ làm, tôi vẫn khắc phục thiệt hại cho các trái chủ', bị cáo này nói.
Quá trình bào chữa bổ sung, bị cáo Trương Mỹ Lan chấp nhận giải quyết cho người dân và gánh chịu tất cả trách nhiệm cho 33 bị cáo vì họ chỉ là người làm công ăn lương.
Chiều 1/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với phần bào chữa bổ sung của các bị cáo.
Sau phần đối đáp của VKSND TP.HCM, bào chữa bổ sung, bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) thừa nhận là cổ đông lớn của SCB.
Ngày 1/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với phần Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm đối đáp lại phần bào chữa của luật sư cho các bị cáo.
Theo VKS, bị cáo Trương Mỹ Lan tin tưởng rằng hành vi phạm tội của bị cáo không thể bị phát hiện và cơ quan chức năng không có căn cứ để xử lý bị cáo.
Trong phần đối đáp, VKSND TP.HCM cho rằng, Trương Mỹ Lan coi SCB như công cụ tài chính, nơi giữ tiền, lúc nào cần tiền thì bà Lan chỉ đạo các bị cáo khác rút tiền.
Tự bào chữa, bị cáo Trương Huệ Vân - cháu gái bà Trương Mỹ Lan mong HĐXX khoan hồng và xin giảm nhẹ cho cấp dưới.
Bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) không thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc của VKSND Tối cao. Trong khi 'dàn' lãnh đạo của SCB đều thừa nhận làm theo chỉ đạo của bị cáo Lan
Chiều 12/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục phần đặt câu hỏi của luật sư với các bị cáo.
Tại phần xét hỏi của luật sư, bị cáo Chu Lập Cơ khai không biết tiếng Việt nhưng vẫn ký thế chấp tài sản tại SCB dựa trên niềm tin vào vợ là Trương Mỹ Lan.
Chiều 11/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hồ Chí Minh với các bị cáo.
Để phục vụ cho việc làm phi pháp của mình, bà Trương Mỹ Lan đã thành lập, xây dựng hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp, trong đó Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giữ vai trò trung tâm, nắm giữ cổ phần, kiểm soát toàn bộ hoạt động.
Hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hàng nghìn công ty 'ma' được bà Trương Mỹ Lan thành lập để đứng tên các khoản vay khống, chuyển nhượng cổ phần, lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án.
Dưới tay bà chủ Vạn Thịnh Phát là 1.000 doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm, từ các công ty 'ma' không hoạt động cho đến những đơn vị có vốn hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó Ngân hàng SCB là trung tâm. Trương Mỹ Lan còn lập doanh nghiệp ở các 'thiên đường thuế' để đứng tên hoặc quản lý tài sản.
Dù các cá nhân nước ngoài được cho là đứng tên cổ phần giúp bà Trương Mỹ Lan đều là cổ đông lớn, nhưng Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai không nhớ quốc tịch những người này.