Hiện nay, nhiều nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội đang có dấu hiệu xuống cấp, xập xệ; nhiều thiết bị cần thiết như đèn, vòi xịt,... hư hỏng, khiến nhiều người dân muốn dùng cũng không được.
Triển khai từ năm 2016, Hà Nội đặt quyết tâm có 1.000 nhà vệ sinh công cộng chuẩn châu Âu. Tuy nhiên, sau gần 7 năm, dự án này vẫn dang dở.
Hàng trăm nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) ở Hà Nội được xây dựng từ trước những năm 1990, hiện đã xuống cấp hư hỏng, chậm cải tạo sửa chữa. Trong khi các NVSCC đầu tư theo hình thức xã hội hóa cũng trong tình trạng 'sống chết mặc bay'.
Ít ngày trước, chương trình thời sự của VTV có đưa ý kiến của những vị khách du lịch nước ngoài đến từ Ấn Độ, Scotland… về tình trạng đáng phàn nàn của nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội.
Nhà vệ sinh công cộng vừa thiếu, vừa bẩn, hư hỏng là thực trạng chung của nhiều thành phố lớn ở Việt Nam. Điều này gây bất tiện cho cư dân và du khách, ảnh hưởng xấu đến văn minh, mỹ quan đô thị.
Việc ở hai thành phố lớn nhất VN đứng ở vị trí không thể tệ hơn trong bảng xếp hạng thế giới là nỗi nhức nhối của ngành du lịch VN suốt nhiều năm qua.
Dù còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song lãnh đạo, công đoàn Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) vẫn luôn quan tâm chăm lo, nỗ lực cố gắng để tất cả đoàn viên, người lao động được đón Tết ấm áp, đủ đầy.
Theo kết quả công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện dịch vụ duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, từ ngày 1-1-2021, ngoài tiếp tục trúng thầu thực hiện thu gom, duy trì vệ sinh môi trường tại 4 quận 'lõi': Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) tiếp quản thêm 3 địa bàn mới là quận Nam Từ Liêm và 2 huyện: Thanh Oai, Mỹ Đức. Nhân rộng mô hình thu gom 'chuẩn' đã và đang thực hiện tại 4 quận 'lõi' ra các địa bàn mới là việc được URENCO quán triệt, áp dụng.
Tại bất cứ đô thị văn minh nào, hệ thống nhà vệ sinh công cộng đều có vai trò lớn trong phục vụ đời sống dân sinh, bảo đảm vệ sinh môi trường. Do đó, việc duy trì, thường xuyên cải tạo nâng cấp, cải thiện chất lượng là rất cần thiết để nhà vệ sinh công cộng thực sự phát huy hiệu quả đầu tư, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.
Quy chế, quy định tồn tại nhiều bất cập; các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm… khiến cho công tác quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời tại Hà Nội gặp không ít khó khăn. Chưa kể, dù các cấp, ngành thường xuyên kiểm tra, xử lý nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phạm cũng như phát sinh vi phạm mới. Thực trạng này đòi hỏi phải sớm có giải pháp tháo gỡ, kết hợp các biện pháp xử lý quyết liệt nhằm siết chặt quảng cáo ngoài trời, trả lại cảnh quan văn minh, sạch đẹp cho đô thị.
Là một trong những công ty thành viên của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị (Urenco), trong những năm qua, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị, Chi nhánh Cầu Diễn (Urenco 7), luôn cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng vệ sinh môi trường.
Xã hội hóa xây dựng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn Hà Nội là chủ trương đúng đắn, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai đã bộc lộ nhiều bất cập: Đơn vị thực hiện xã hội hóa không thực hiện đúng cam kết, thiếu trách nhiệm trong khắc phục tồn tại; nhiều công trình nhanh xuống cấp. Để không lặp lại tình trạng này, các cấp, ngành cần tăng cường giám sát việc triển khai.
Ngày 26/5, Chi nhánh Cầu Diễn, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco 7) đã tổ chức lễ tổng kết công tác thi đua khen thưởng 6 tháng năm 2020 và đón nhận Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị vừa hoàn thành việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu quản lý vận hành Khu liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) và Khu Xử lý chất thải Xuân Sơn (Sơn Tây). Đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO).
Sau một thời gian áp dụng cơ chế đặt hàng, mới đây việc quản lý, vận hành bãi rác Xuân Sơn và bãi rác Nam Sơn đã được đấu thầu rộng rãi. Sau đấu thầu, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) tiếp tục được lựa chọn làm đơn vị quản lý vận hành 2 bãi rác lớn nhất Hà Nội.
Nhà vệ sinh công cộng mà Hà Nội thử nghiệm mang tên 'ToiletSmartPublic' - là thiết bị ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất của công nghệ tự động hóa và công nghệ thông tin thời đại 4.0, tạo ra sự khác biệt so với các nhà vệ sinh đơn giản thông thường khác.
Thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng phục vụ người dân trên địa bàn Thành phố, sáng 27/12, Công ty cổ phần Thương mại và truyền thông Vinasing (Công ty Vinasing) đã hoàn thành việc lắp đặt thử nghiệm một nhà vệ sinh công cộng thông minh (ToiletSmartPublic) tại Vườn hoa Bác Cổ (quận Hoàn Kiếm).
Ngày 27-12, Công ty cổ phần Thương mại & Truyền thông Vinasing (Công ty Vinasing) hoàn thành lắp đặt nhà vệ sinh thông minh (ToiletSmartPublic) miễn phí từ nguồn vốn xã hội hóa tại vườn hoa Bác Cổ - quận Hoàn Kiếm.
Sáng 27/12, sau khi Công ty Vinasing hoàn thành việc lắp đặt thử nghiệm 1 nhà vệ sinh công cộng thông minh (ToiletSmartPublic) tại vườn hoa Bác Cổ (quận Hoàn Kiếm), đại diện các đơn vị liên quan và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đã kiểm tra, đánh giá mẫu thử nghiệm.
Mẫu ToiletSmartPublic được vận hành thử nghiệm các tính năng và công dụng thông minh, thiết kế theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh ASEAN (ASEAN PulicToilet Standard 2016).
Do có một số vi phạm, đặc biệt là nhà đầu tư thực hiện quảng cáo bằng biển, hộp đèn trên cầu vượt đi bộ khi chưa bàn giao các công trình đối ứng (nhà vệ sinh, xe bồn) đúng cam kết, nên hiện nay tất cả các biển quảng cáo trên cầu vượt không được cấp phép trở lại. Theo quy định các biển quảng cáo này sẽ phải dừng hoạt động.
Sau khi Tiền Phong có tuyến bài về dự án dự án đổi quảng cáo lấy công trình vệ sinh và xe bồn, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội (đơn vị cấp phép biển quảng cáo cho dự án), vừa trả lời phóng viên về các nội dung có liên quan.
Có thiết kế để phục vụ người đi bộ và được xây dựng bằng ngân sách với hàng nghìn tỷ đồng, nhưng sau khi được đưa vào sử dụng ít lâu toàn bộ 45 cầu vượt đi bộ Hà Nội đã lần lượt bị biến thành hộp quảng cáo. Đây là sản phẩm của dự án 'xã hội hóa' được lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội phê duyệt để đổi lấy nhà vệ sinh công cộng…
Lý giải với PV Tiền Phong vì sao dự án đổi quảng cáo lấy nhà vệ sinh công cộng không qua đấu thầu, đại diện liên ngành (Sở Xây dựng - KH&ĐT - VT&TT) Hà Nội cho rằng, do dự án xã hội hóa và được doanh nghiệp (DN) đề xuất nên thành phố không thực hiện đấu thầu.
Vừa qua, cây lọc nước thông minh uống trực tiếp do Công ty Vinasing lắp đặt, thi công đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tiện ích thiết thực này đã nhận được những phản hồi tích cực từ người dân.
Sau khi được lắp đặt tại Vườn hoa 19-8 (Hà Nội), máy lọc nước ứng dụng trí tuệ nhân tạo được người dân đánh giá cao về chất lượng nước và giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
Dưới cái nắng nóng gay gắt của mùa hè, một số tuyến phố trung tâm thủ đô được lắp đặt máy lọc nước thông minh phục vụ người dân giải khát.
Sáng nay (28/6), TP Hà Nội đã tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhiều tiện ích công cộng miễn phí phục vụ người dân như: nhà vệ sinh công cộng, xe bồn chuyên dụng, cây lọc nước uống trực tiếp và ghế gang đúc/inox.
Lễ bàn giao được Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty cổ phần thương mại và truyền thông Vinasing (Công ty Vinasing) tổ chức sáng nay (28-6), tại Công viên 19-8, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Công ty Cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing (Công ty Vinasing) dự kiến sẽ bàn giao 20 cây lọc nước uống trực tiếp tại địa bàn TP. Hà Nội để cung cấp nước uống miễn phí cho người dân.