Sau gần 1 năm khẩn trương thi công, đến nay dự án bờ kè chống sạt lở ven sông Giao Hòa (xã Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ đời sống dân sinh.
Với lợi thế về tài nguyên môi trường, vị trí địa lý đa dạng… trong những năm qua tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 30/10, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển huyện Ba Tri.
Bến Tre áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở gây ra như sơ tán khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Hơn 800 m bờ sông Giao Hòa (Bến Tre) bị sạt lở, giao thông bị chia cắt. Vụ sạt lở ảnh hưởng 300 hộ dân, trong đó 26 hộ phải di dời khẩn cấp.
Ngày 25/10, thông tin từ UBND tỉnh Bến Tre cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp về hiện trạng sạt lở bờ sông Giao Hòa, đoạn thuộc xã Giao Long và xã An Hóa (Châu Thành).
Khu vực sạt lở dài khoảng 800m ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư, mất đất sản xuất, nhà ở và ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống của hơn 300 hộ dân trên địa bàn xã Giao Long và An Hóa.
Hai cá nhân vi phạm việc đào đất rừng phòng hộ để nuôi sò khi chưa được ngành chức năng cấp phép, nếu không khắc phục trả lại hiện trạng ban đầu sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xử lý theo quy định.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sản xuất và đời sống của người dân sống. Với chiều dài 65 km bờ biển, tỉnh Bến Tre hiện có 18 km bờ biển ở các huyện Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại bị sạt lở, gây mất đất sản xuất, cây rừng và nhà cửa, hoa màu của người dân bị cuốn trôi theo sóng biển.
Vấn đề xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt sinh hoạt, sản xuất trở thành mối đe dọa thường xuyên đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bến Tre, không còn là chu kỳ vài năm mới xảy ra một đợt.
Từ ngày 28 đến 30-11, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Thú y phối hợp Tổ chức Thú y thế giới (OIE) tổ chức hội nghị lần thứ 24 của Tiểu ban phòng, chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) khu vực Đông - Nam Á, Trung Quốc và Mông Cổ. Tại hội nghị, các nước thành viên đã trao đổi và thảo luận những khó khăn, thách thức trong việc điều phối công tác phòng, chống bệnh LMLM giữa các quốc gia. Những thông tin cập nhật và kinh nghiệm phòng, chống bệnh cũng đã được chia sẻ để phối hợp triển khai kiểm soát bệnh trong khu vực một cách bền vững.
Bến Tre có 65 km chiều dài bờ biển, hiện địa phương này đã mất đi 120 ha đất, 54 ha rừng phòng hộ ven biển do sạt lở. Sạt lở còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của hàng trăm hộ dân ven biển…
Để thực hiện tình huống khẩn cấp, UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu UBND các huyện: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú và TP Bến Tre khẩn trương vận động nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm.
Ngày 19-9, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng đã ký Quyết định số 2059 về tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển tại một số khu vực trên địa bàn.