Quy hoạch hồ Ba Bể là một quy hoạch quan trọng đối với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và du lịch không chỉ của huyện Ba Bể mà cả tỉnh Bắc Kạn.
Tối 14/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 đã tổng duyệt Chương trình Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Chiều ngày 24/10, Đoàn chuyên môn của Bộ VHTTDL gồm đại diện Cục Di sản, Bảo tàng lịch sử quốc gia, Viện Bảo tồn di tích đã khảo sát, đánh giá sơ bộ những thiệt hại bước đầu tại Di tích quốc gia chùa Phổ Quang sau vụ cháy, đồng thời đưa ra những khuyến nghị với địa phương về biện pháp trước mắt nhằm bảo tồn các di sản còn lại.
Sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang, Cục Di sản, Bộ VH-TT&DL có văn bản đề nghị Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ có ngay biện pháp bảo vệ bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.
Dù từng có nhiều xầm xì nhưng khi số tiền công đức trên cả nước ở các di tích được công khai thì nhiều người vẫn hết sức bất ngờ, vì nó quá lớn. Từ tiền lẻ thành tiền tỷ.
Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người giai đoạn 2025 - 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo. Nhiều địa phương đã giành nguồn ngân sách lớn cho hoạt động này… Tuy nhiên, từ câu chuyện tu bổ Chùa Cầu (Hội An, tỉnh Quảng Nam) gây tranh cãi gần đây tiếp tục đặt ra cho công tác trùng tu di tích nhiều thách thức.
Cục Di sản văn hóa đã đồng ý thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh bao gồm 12 hạng mục. Ngoài ra, việc tu bổ, tôn tạo phải ưu tiên phương pháp thủ công, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới.
Lãnh đạo Cục Di sản (Bộ VH-TT&DL) nhấn mạnh, hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) cần làm nổi bật các giá trị cốt lõi của nhân vật gắn với di tích.
Việc tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia Thành cổ Diên Khánh phải bảo tồn tối đa các yếu tố gốc, ưu tiên phương pháp thủ công, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới.
Cục Di sản văn hóa lưu ý, đối với việc phục hồi tuyến thành đất và nạo vét, chống thấm hào khi tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh ưu tiên phương pháp thủ công, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới, nhất là tại các vị trí gần cổng thành, góc thành.
Chiều 24-5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Khoa học-Xã hội (KHXH) vùng Nam Bộ tổ chức hội nghị báo cáo kết quả khai quật khảo cổ di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đợt II.
Một số nhà nghiên cứu khẳng định, Cửu đỉnh nhà Nguyễn là bộ sưu tập hiện vật độc đáo và duy nhất không chỉ của Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới.
Với những giá trị đặc biệt, độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, 'Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế' vừa được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 8/5, và trở thành Di sản Tư liệu thế giới thứ 4 của Huế.
Sau hơn 20 năm ban hành, Luật Di sản văn hóa đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí đưa ra trình Quốc hội để tiếp tục xin ý kiến bổ sung, sửa đổi vào kỳ họp tới đây, với kỳ vọng Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản - vấn đề được nhiều người quan tâm suốt thời gian qua.
Trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, tối 22/4, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề 'Cửa Lò – Khát vọng tỏa sáng' và công bố Di sản phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Ngày 23/2 (tức 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn), huyện Thanh Ba tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 'Lễ hội Đền Du Yến' và khai mạc lễ hội năm 2024. Tới dự có đồng chí Hồ Đại Dũng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sáng 15/2 (mùng 6 Tết), ước tính có khoảng 10 ngàn du khách và nhân dân đã tụ về cửa đình Phục Cổ dự Lễ mở cửa rừng năm 2024 và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 'Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mở cửa rừng của người Mường'.
Việt Nam có hệ thống di sản thiên nhiên, văn hóa rất phong phú. Bài toán đặt ra là cần khai thác mỏ vàng này như thế nào để có kết quả 'kinh tế' tốt và gia tăng 'quyền lực mềm'.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề xuất sửa đổi một số điều về quản lý và chuyển nhượng cổ vật, nhằm tránh tình trạng chảy máu cổ vật và chống buôn bán trái phép di sản văn hóa theo Công ước 1970 của Unesco.
Năm 2023, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận đón gần 166 ngàn lượt khách đến tham quan, đạt 138,1% kế hoạch.
Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào đã bác bỏ thông tin Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ loại Luang Prabang khỏi danh sách Di sản Thế giới.
Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam lần đầu được tổ chức với quy mô toàn quốc diễn ra vào ngày 22/12/2023. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết hợp với trực tuyến các điểm cầu ở các địa phương. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, điều hành Hội nghị quan trọng này.
Ban Tuyên giáo Trung ương vừa có văn bản gửi tới UBND huyện Hoài Đức, Hà Nội đề nghị làm rõ đơn công dân phản ánh di tích lịch sử cấp quốc gia- chùa La Phù, xã La Phù bị xâm hại.
Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, năm 2023 với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị nên kinh tế Thủ đô đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội đã sớm kiểm điểm để chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp thích hợp tăng tốc cho năm 2024.
Sau 15 năm 'về' Thủ đô, cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện Mê Linh (Hà Nội) cũng có nhiều khởi sắc, trong đó, huyện quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
'Để bảo vệ di sản sống, trước hết phải coi cộng đồng, chủ thể nắm giữ di sản là trung tâm. Bảo vệ di sản sống, bảo vệ con người nắm giữ di sản là điều quan trọng để xây dựng xã hội toàn diện, khả năng phục hồi và bền vững cho tương lai...'. Đó là chủ đề xuyên suốt cuộc hội thảo 'Di sản Văn hóa sống và phát triển bền vững' diễn ra tại Hà Nội.
Chương trình Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng năm 2023 với chủ đề 'Non nước Cao Bằng - xứ sở thần tiên' đã được khai mạc tối 8/12, tại sân vườn hoa đền Bà Kiệu.
Sau hơn một năm đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan về việc dừng đấu giá công khai, Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao về Việt Nam.
Thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) cho biết, ngày 16-11, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo - một báu vật hoàng cung của Triều Nguyễn Việt Nam cho Việt Nam đã được tổ chức trang trọng.
Luật Di sản (sửa đổi) sẽ quy định rõ hơn về quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp, các cộng đồng chủ thể của di sản trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng.
Đó là khẳng định của bà Lê Thị Thu Hiền – Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL tại hội nghị, hội thảo xin ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và hơn 40 điểm cầu tại các địa phương.
Liên quan đến vụ việc lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề, Cục trưởng Cục Di sản Lê Thị Thu Hiền nhấn mạnh nhiệm vụ bảo tồn các yếu tố gốc của di sản cũng như những giá trị tạo nên vẻ đẹp của di sản.
Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết, dự án tại Vịnh Hạ Long thực hiện ở khu vực đất đồi núi, đất đầm lầy. Tuy nhiên, việc triển khai phải đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc triển khai dự án khu đô thị tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản 4773/BVHTTDL-DSVH do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ký, đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền địa phương và chủ đầu tư khẩn trương kiểm tra thực tế tại khu vực dự án, để đề xuất biện pháp xử lý, bảo vệ các giá trị di sản.
Tối 23/10, tại Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn lần thứ IV gắn với Lễ hội cơm mới Đền Đông Cuông năm 2023 và cuộc thi hát chầu văn huyện Văn Yên lần thứ I chính thức khai mạc.
Tại buổi họp báo thường kỳ Quý 3/2023 vừa qua, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trả lời nhiều vấn đề 'nóng', trong đó có việc liên quan đến lộ trình hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'; vụ việc cắt xén tiền ăn của đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia...
Phát huy giá trị những di sản văn hóa phi vật thể cũng là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế
PGS.TS Trần Đáng nhấn mạnh, việc đề xuất chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể không phải là chứng nhận sản phẩm nước mắm mà là cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống.
'Nước mắm là ẩm thực hiện hữu, không thể gọi là di sản văn hóa phi thể', bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản cho biết.
Sáng 30-9, tại xã Trung Hà, UBND huyện Chiêm Hóa đã tổ chức Lễ đón nhận Chứng nhận tri thức về cọn nước của người Tày xã Trung Hà và Hà Lang (Chiêm Hóa), xã Côn Lôn (Na Hang), xã Phúc Yên (Lâm Bình) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội giã cốm xã Trung Hà.
Số lượng người học cao học, nghiên cứu sinh của Khoa Văn hóa học những năm gần đây đang có xu hướng giảm so với trước kia.
Tối 26/9, UBND huyện Lâm Bình tổ chức Lễ đón nhận quyết định chứng nhận Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là vinh dự vô vùng lớn ghi nhận tập tục cổ trong đời sống văn hóa tinh thần của người Pà Thẻn đã được gìn giữ truyền đời qua hàng trăm năm.