Ngày 5-10, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh, tiến hành kiểm tra tại khu vực đường Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên), phát hiện và tịch thu 20 chiếc pod (thuốc lá điện tử) nhập lậu của anh P.V.L, sinh năm 1997, hộ khẩu thường trú xã Bình Minh (Khoái Châu, Hưng Yên). Đội trưởng Đội QLTT số 1 đã ban hành Quyết định xử phạt đối với anh P.V.L. về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, số tiền xử phạt 1,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật.
TTH - Tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm (ATTP); triển khai đợt cao điểm tổng kiểm tra chấp hành pháp luật về giá là 2 nội dung chính vừa được Sở Công thương và Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh quyết liệt triển khai, thời gian từ đây cho đến cuối năm.
Tại xã biên giới Khánh An, An Giang, lực lượng chức năng phát hiện, tạm giữ nhiều phương tiện xe mô tô, ô tô cùng số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục tại Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) về việc tiêu hủy các mẫu ấn chỉ QLTT in sẵn chưa sử dụng, Cục QLTT tỉnh vừa tổ chức tiêu hủy ấn chỉ in sẵn không còn giá trị sử dụng là các biểu mẫu theo Quyết định số 05/TM-QLTT, ngày 5/1/1996 của Bộ Thương mại; Thông tư 26/2013/TT-BCT ngày 30/10/2013 và Thông tư 08/2018/TT-BCT, ngày 2/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Ngày 31/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá nhằm không để ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động SX-KD của tổ chức, cá nhân, nhất là việc kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ khi xăng dầu liên tục giảm. Thực hiện công điện, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi diễn biến thị trường, triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội.
TTH - Nếu như từ dịp nghỉ lễ 2/9 đến nay, nhiều cây xăng ở một số tỉnh, thành như: An Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội… đồng loạt treo biển nghỉ bán thì ở Huế, hoạt động cung ứng xăng, dầu vẫn diễn ra bình thường.
Ngày 7/9, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (UBKT) ban hành Công văn số 743 - CV/UBKTTU về việc thông tin kỳ họp của UBKT Tỉnh ủy.
Từ đầu tháng 8 dương lịch, bánh Trung thu đã được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng, ki ốt trên khắp các tuyến phố của TP Phủ Lý cũng như ở các chợ, quán tạp hóa ở trung tâm các xã, phường, thị trấn. Để bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh kiểm tra, liên tiếp thu giữ và xử lý các vụ việc kinh doanh bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cả nước vừa bị xử phạt, nhắc nhở do giảm thời gian bán hàng, vi phạm chất lượng, ngừng bán hàng khi chưa được cho phép...
Nhiều thông tin xuất hiện gần đây dễ nhận thấy tình hình cung ứng xăng, dầu trên thị trường có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để thị trường diễn ra thông suốt, các ngành chức năng đang nỗ lực tăng cường các giải pháp góp phần bình ổn thị trường xăng, dầu.Dù giá xăng, dầu đã hạ nhiệt so với khoảng 2 tháng trước nhưng do nguồn cung xăng, dầu vẫn còn khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp phải chật vật trong việc tìm nguồn cung ứng.XỬ LÝ NGHIÊM CÁC HÀNH VI VI PHẠM
Tính đến 30-8 đã có đến 40 cơ sở xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang thông báo là hết xăng.
Dịch bệnh Covid-19 âm ỉ khiến nhu cầu sử dụng thuốc tân dược, vật tư y tế vẫn cao. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng mua hàng với giá cao bất hợp lý, kém chất lượng, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chỉ đạo lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý thị trường (QLTT), góp phần giữ ổn định giá các mặt hàng.
Đội Quản lý thị trường số 6 (Cục QLTT tỉnh) phối hợp với Phòng CSGT – Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ xe ô tô chở 600 tuýp kem nhuộm tóc không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.
Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Bình Dương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP). Cục QLTT đã phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm theo chiều hướng tốt hơn.
Tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là từ đầu tháng 4/2022 đến nay. Để hạn chế tình hình trên, các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái lưu thông trên thị trường, qua đó góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh Long An, sau thời điểm mở lại các cửa khẩu, hoạt động buôn lậu qua biên giới trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng. Hàng hóa nhập lậu cũng đa dạng về chủng loại, mặt hàng. Các lực lượng như biên phòng, công an, quản lý thị trường (QLTT) bắt giữ nhiều vụ vận chuyển đồ gia dụng với số lượng lớn.
Hiện nay vẫn có đối tượng lén lút trà trộn đưa thực phẩm bẩn vào lưu thông trên thị trường.
LTS: Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, cùng với lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước, lực lượng QLTT Hòa Bình đã có bước lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng. Thời gian qua, tập thể cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành luôn nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần bình ổn thị trường, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập lực lượng QLTT (3/7/1957 - 3/7/2022), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Bá Thức, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh.
Với quyết tâm đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thời gian qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 (Cục QLTT tỉnh) tăng cường kiểm tra, kiểm soát (KT, KS), kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Mùa du lịch hè 2022 đã bắt đầu. Để tạo niềm tin cho người dân và du khách, xây dựng hình ảnh du lịch Quảng Ninh thân thiện, mến khách, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã và đang tăng cường công tác nắm tình hình thị trường, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thực hiện đúng quy định pháp luật.
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ số nhưng lại là thách thức lớn đối với công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng chức năng.
Sau 3 năm chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, Cục Quản lý Thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai đã không ngừng lớn mạnh, chuyên nghiệp và ngày càng khẳng định vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Với việc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ về ăn uống, thực phẩm trở lại hoạt động bình thường do diễn biến dịch COVID – 19 có chiều hướng giảm, để ngăn chặn thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã triển khai kế hoạch chuyên đề về kiểm tra, kiểm soát chất lượng thực phẩm đang bày bán, lưu thông trên thị trường.
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch, lương thực, thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của người dân có chiều hướng tăng cao, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá.
Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp, có thời điểm ghi nhận trên 4.000 ca F0/ngày. Số ca tử vong lũy tích đến nay cũng trên 100 người, chủ yếu là người cao tuổi, mắc bệnh nền. Hiện nay, số ca mắc có dấu hiệu giảm nhưng cũng vẫn còn hàng nghìn ca/ngày. Nhu cầu điều trị, chăm sóc F0 tại nhà và chăm sóc hậu Covid đã làm cho thị trường thuốc, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch (PCD) tăng đột biến.