Cụm công nghiệp Long Giao (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) có diện tích gần 56ha sẽ được đấu giá trong năm nay với giá khởi điểm hơn 309 tỷ đồng.
UBND tỉnh đã giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh phối hợp với UBND H.Cẩm Mỹ tiến hành hoàn tất hồ sơ để đấu giá Cụm công nghiệp (CCN) Long Giao (TT.Long Giao, H.Cẩm Mỹ) trong năm 2022.
Dự kiến trong năm 2022 và các năm tiếp theo, tỉnh Đồng Nai sẽ bán đấu giá hơn 780 ha đất tại các địa phương trong tỉnh.
Tình trạng 'giải cứu' nông sản không ngừng tái diễn trong suốt thời gian qua có nguyên nhân không nhỏ từ sự yếu kém về công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
Theo Sở Công thương, trên địa bàn tỉnh sản xuất, xuất khẩu trên 50 nhóm hàng, nhưng tập trung ở ngành công nghiệp dệt may, giày dép, chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí, hóa chất, cao su, plastic, điện, điện tử, chế biến gỗ; công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp giấy và sản phẩm từ giấy.
Theo Ban Quản lý dự án H.Cẩm Mỹ, trong năm 2020, huyện đã chính thức khởi công 6 dự án giao thông với tổng mức đầu tư trên 163 tỷ đồng. Đây là những dự án giao thông quan trọng nối các tuyến đường huyện, đường liên xã, liên ấp, đường vào Cụm công nghiệp Long Giao với tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Các công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng không những đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân mà còn thúc đẩy thông thương hàng hóa, tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp - công nghiệp của huyện.
Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tư vào khâu bảo quản, chế biến nhưng vẫn còn nhiều 'điểm nghẽn' khiến nhà đầu tư chưa dễ tiếp cận các gói hỗ trợ.
Theo UBND H.Cẩm Mỹ, huyện vừa có đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí nguồn vốn cho Cẩm Mỹ thực hiện 11 dự án với tổng kinh phí dự kiến gần 1,8 ngàn tỷ đồng (chưa bao gồm tiền giải phóng mặt bằng của dự án). Trong đó, dự án có vốn lớn nhất là đường vành đai Long Giao giai đoạn 1 gần 914 tỷ đồng, tiếp đến là hồ Suối Cả tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, đường N1 có vốn đầu tư 184 tỷ đồng. Các dự án huyện đề xuất tỉnh bố trí vốn để triển khai có 5 công trình là làm trường học ở các xã, còn lại đa số là làm đường giao thông để kết nối với các tuyến đường tạo thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản và lưu thông.
Nhiều năm qua, các địa phương vùng cửa ngõ phía Đông của tỉnh là nơi đã tạo ra đột phá, đưa Đồng Nai trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, cửa ngõ phía Đông được đánh giá sẽ là cực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trên hành lang quốc lộ 1.
Trong nhiệm kỳ mới 2020-2025, Đảng bộ H.Cẩm Mỹ đã xác định sẽ tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trong đó, Cụm công nghiệp chế biến nông sản Long Giao (xã Long Giao) được xác định là bước đột phá để phát triển ngành nông nghiệp bền vững khi đầu tư vào chế biến sâu.
Gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Đồng Nai đang tập trung cho nhiệm vụ phát triển công nghiệp trong nông nghiệp. Trong đó, tỉnh đặc biệt ưu tiên phát triển ngành chế biến nông sản, thực phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, phát triển nông nghiệp bền vững.
UBND tỉnh vừa ra quyết định phê duyệt giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Long Giao và đường vào CCN này trên địa bàn 2 xã Long Giao và Xuân Đường, H.Cẩm Mỹ.
Trong xu thế phát triển công nghiệp hiện nay, cụm công nghiệp chuyên ngành sẽ góp phần giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Các cụm công nghiệp chuyên ngành sẽ thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong một lĩnh vực nào đó để tạo thành chuỗi sản xuất.