Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 130% dự toán

Năm 2023, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt 203.455 triệu đồng, đạt 131,26% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 95,47% so với cùng kỳ. Trong đó, thu tiền sử dụng đất đạt 89.134 triệu đồng, đạt 178,27% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 29,97% so với nghị quyết; thu từ các khoản thuế, phí 111.520 triệu đồng, đạt 106,21% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 105,09% so với nghị quyết; thu từ các khoản huy động khác theo quy định (tài trợ quy hoạch) 2.800 triệu đồng.

Huyện Lạc Thủy phát triển nông nghiệp theo chiều sâu

Là địa phương có nhiều tiềm năng về đất đai và nguồn lao động, những năm qua, huyện Lạc Thủy đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt được nhiều kết quả. Qua đó góp phần đổi mới sản xuất, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, tăng cường liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Huyện Lạc Thủy triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an ninh lương thực

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy xác định đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nên luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch cốt yếu trong mục tiêu đảm bảo ANLT. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đầu đàn chăn nuôi các loại ổn định. Đa dạng, phong phú các loại cây màu, cây thực phẩm. Kinh tế nông nghiệp đem lại thu nhập ổn định không nhỏ cho bộ phận dân cư, góp phần phát triển KT-XH, AN-QP trên địa bàn.

Phát triển nông nghiệp chất lượng cao gắn với sản phẩm OCOP

Lạc Thủy là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, huyện có 13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao. Các chủ thể sản xuất đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, công nghệ, phát triển chuỗi liên kết tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng, 'gắn sao' trong lòng người tiêu dùng, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Huyện Lạc Thủy: Giảm diện tích trồng cây có múi kém hiệu quả

Huyện Lạc Thủy được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng, thích hợp phát triển cây ăn quả các loại, nhất là các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) có giá trị kinh tế cao.

Huyện Lạc thủy: Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, để tạo khởi sắc cho tam nông, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả, triển khai các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Năm 2021, đăng ký 3 sản phẩm OCOP

Thời gian qua, huyện Lạc Thủy đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ, tư vấn, định hướng xây dựng các sản phẩm OCOP. Hiện, huyện quản lý, phát triển 4 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có 1 nhãn hiệu tập thể là 'Cam Lạc Thủy'; 3 nhãn hiệu chứng nhận: 'Gà Lạc Thủy', 'Na Lạc Thủy', 'Dê Lạc Thủy'. Đồng thời quản lý, phát triển 10 sản phẩm

Lạc Thủy ngày mới

Trở lại huyện Lạc Thủy, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với sự đổi thay trên từng con đường làng, góc phố. Lạc Thủy đã khác, khoác lên mình diện mạo mới của một vùng động lực kinh tế quan trọng của tỉnh. Từ cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đời sống của người dân được nâng cao đều có những dấu ấn đậm nét.

Huyện Lạc Thủy: Quản lý nhãn hiệu nông sản

Đến thời điểm này, huyện Lạc Thủy có 4 sản phẩm chủ lực được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó, có 1 nhãn hiệu tập thể 'Cam Lạc Thủy'; 3 nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), gồm 'Na Lạc Thủy', 'Dê Lạc Thủy' và 'Gà Lạc Thủy'. Việc sử dụng nhãn hiệu bảo hộ góp phần xác định thương hiệu, cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng tầm giá trị nông sản. Đa số các sản phẩm sau khi bảo hộ, giá bán tăng, thị trường mở rộng, thuận lợi trong việc đàm phán, tiếp thị, cung ứng cho các siêu thị, trung tâm thương mại.

Những câu chuyện đời thường mang tầm vóc lớn

Diện mạo huyện nông thôn mới (NTM) Lạc Thủy đang dần lộ diện, đó là sản phẩm mang tầm vóc lớn được hình thành từ những việc làm giản dị, đời thường của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đi kèm với thành công đó là những thách thức không nhỏ trên con đường duy trì, phát triển các tiêu chí, hướng tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại địa phương. Bài 2 - Diện mạo mới - thách thức mới

Huyện Lạc Thủy tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp hiệu quả

Những năm gần đây, huyện Lạc Thủy đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy về tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù, nguồn lao động dồi dào, tạo chuyển biến thực chất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Huyện Lạc Thủy: Tái cơ cấu, tạo vị thế mới cho ngành nông nghiệp

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, 5 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thủy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tái cơ cấu ngành tạo vị thế, mở tương lai mới cho nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành vùng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Xây dựng được nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng tầm giá trị nông sản…