Số người di cư vượt biển vào Anh từ đầu năm đến nay là gần 16.000 người. Còn nếu tính từ năm 2018 đến nay, tổng số người di cư vượt Eo biển Manche vào nước Anh đã lên đến 100.715 người. Câu chuyện người di cư vào châu Âu đang nóng trở lại.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng 62 nhân viên cứu trợ nhân đạo thiệt mạng khi thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực xung đột trên khắp thế giới.
Sudan vừa đánh dấu mốc tròn 4 tháng giao tranh, cướp đi sinh mạng của hơn 3 nghìn người, làm bị thương 6 nghìn người cùng hàng triệu người phải lánh nạn. Bất chấp mọi nỗ lực của quốc tế, các bên xung đột vẫn đang hành động khiến tình hình diễn biến tiêu cực.
Tháng 8/2023 đánh dấu tròn hai năm lực lượng Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan. Tuy nhiên, những hy vọng từng được nhen nhóm về một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Afghanistan đang ngày càng trở nên mong manh khi cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia Nam Á này chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Các cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ đang kêu gọi hành động toàn cầu trong bối cảnh những gì họ nói có thể dẫn đến 'tội ác chống lại loài người' ở Sudan. Liên hợp quốc đặc biệt lo lắng về phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc xung đột.
Đụng độ giữa Lực lượng Vũ trang Sudan và nhóm bán quân sự Các Lực lượng Phản ứng nhanh tiếp tục bùng phát tại Sudan. Chiến sự căng thẳng đẩy hàng nghìn người dân nước này vào tình trạng không có nhà cửa và phải đi lánh nạn tại các quốc gia láng giềng.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, đụng độ giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các Lực lượng Phản ứng nhanh (RSF) tiếp tục bùng phát tại khu vực bang South Darfur, miền Tây nước này, trong bối cảnh căng thẳng chiến sự tại Sudan vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tổ chức SOS Mediterranee cho biết, tàu cứu hộ Ocean Viking vừa giải cứu hơn 600 người di cư đang lênh đênh trên Địa Trung Hải. Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường vượt biển nguy hiểm nhất với người di cư này đã có ít nhất 1.848 người thiệt mạng khi tìm cách từ Bắc Phi đến Italia và Malta. Ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp là vấn đề nóng khiến các quốc gia ở cả hai bờ Địa Trung Hải phải đau đầu.
Các cơ quan của LHQ khẳng định rủi ro tăng cao khi những người di cư vượt biển bằng tàu sắt, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết bất lợi; đồng thời lên án những kẻ buôn người 'mất nhân tính.'
Tunisia và Libya tuyên bố hai nước đã nhất trí chia sẻ trách nhiệm cung cấp nơi tạm trú cho hàng trăm người di cư mắc kẹt ở khu vực biên giới.
Liên quan tới cuộc xung đột tại Sudan, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ngày 8/8 cho biết đã có hơn 4 triệu người buộc phải sơ tán do cuộc khủng hoảng hiện nay, và tình trạng vệ sinh cũng đang xuống cấp trên khắp nước này.
Theo AP, tình trạng xung đột leo thang ở Sudan đã khiến hơn 4 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó có hơn 884.000 trường hợp đã chạy sang các quốc gia láng giềng.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 8/8 cho biết đã có trên 4 triệu người buộc phải sơ tán do cuộc khủng hoảng ở Sudan hiện nay và tình trạng vệ sinh cũng đang xuống cấp trên cả nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, chính quyền Tunisia ngày 6/8 thông báo đã phát hiện thi thể của 10 người di cư trên một bãi biển gần thành phố Sfax - nơi đã và đang chứng kiến số lượng các vụ vượt biển đến châu Âu gia tăng đột biến trong năm nay.
Ngày 3/8, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các nước tham gia nỗ lực ngăn chặn số lượng cao kỷ lục người di cư và người tị nạn hướng đến Mỹ qua khu vực rừng rậm nguy hiểm Darien Gap nối liền Panama và Colombia.
Ngày 1/8, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã phản đối việc Tunisia trục xuất những người di cư từ các quốc gia ở phía Nam sa mạc Sahara đến khu vực biên giới giáp với Libya và Algeria, nơi họ được tìm thấy trong tình trạng bị bỏ rơi giữa sa mạc và một số người đã thiệt mạng.
Một máy bay dân sự bị rơi sau khi cất cánh từ một sân bay ở phía đông Sudan, khiến 9 người trong đó có 4 quân nhân thiệt mạng.
Quốc hội Anh hôm 18/7 đã thông qua một đạo luật chống nhập cư bất hợp pháp, trong đó hạn chế mạnh mẽ quyền xin tị nạn. Phản ứng trước quyết định này, Liên Hợp Quốc cho rằng đạo luật mới của nước Anh mâu thuẫn với luật pháp quốc tế về người tị nạn.
Ngày 16/7, tại Tunis, Liên minh châu Âu (EU) và Tunisia đã ký một biên bản ghi nhớ cấp 'đối tác chiến lược toàn diện' về chống nhập cư bất hợp pháp và phát triển kinh tế.
UNHCR- Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cho biết, cơ quan này đang phải đối mặt với sự thiếu hụt kinh phí 'nghiêm trọng' để giải quyết các nhu cầu nhân đạo của người tị nạn ở Ethiopia.
Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 13/7 cho biết, ít nhất 87 người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đã bị chôn trong một ngôi mộ tập thể tại bang Tây Darfur, Sudan.
Quỹ IKEA cam kết đầu tư 23,7 triệu USD để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các văn phòng của tổ chức UNHCR theo hướng sử dụng năng lượng Mặt Trời.
Ngày 9/7, một quan chức tư pháp của Tunisia cho biết ít nhất 10 người di cư đã mất tích và 1 người thiệt mạng khi chiếc thuyền chở họ bị chìm ngoài khơi Tunisia trong hành trình vượt Địa Trung Hải đến Italy.
Hãng Reuters cho biết trong bối cảnh chiến tranh chưa chấm dứt, nhiều người dân Ukraine bắt đầu nghĩ đến việc định cư ở quốc gia họ tị nạn. Điều này đặt ra thách thức cho nỗ lực tái thiết đất nước sau này.
Liên hợp quốc (UN) lên án tình trạng bạo lực giới nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái ngày càng gia tăng ở Sudan kể từ khi xung đột nổ ra ở quốc gia Bắc Phi hồi giữa tháng 4-2023.
Ngày 4/7, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Volker Turk đã bày tỏ lo ngại về vòng xoáy bạo lực gần đây nhất tại Israel và khu Bờ Tây bị chiếm đóng, đồng thời kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực gây thiệt mạng và thương vong.
Những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 này, nhiều quốc gia trên thế giới từ châu Âu, châu Á, đến châu Mỹ, Trung Đông đều ghi nhận tình trạng nắng nóng nghiêm trọng, với mức nền nhiệt cao.
Ngày 3/7, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Volker Turk cảnh báo biến đổi khí hậu là mối hiểm họa đối với nhân loại, có thể khiến tương lai con người chìm trong nghèo đói và đối mặt loạt hệ lụy nghiêm trọng khác.
Lực lượng Tunisia đã ngăn chặn hàng chục vụ nhập cư bất hợp pháp từ ngày 27-29/6 vừa qua và giải cứu hơn 2.000 người di cư khỏi những chiếc thuyền bị đắm trong các hoạt động này.
Ngày 29/6, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết kể từ khi giao tranh nổ ra ở Sudan hồi giữa tháng 4 đến nay tại nước nay đã có trên 2,6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó hơn 560.000 người trở thành người tị nạn quốc tế.
Hai tuần sau khi xảy ra một trong những vụ chìm tàu tồi tệ nhất chở người di cư trên biển Địa Trung Hải, chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 29/6 ở Brussels tập trung vào một thỏa thuận với Tunisia nhằm ngăn chặn những cuộc vượt biển này và chống lại những kẻ buôn người.
Ngày 26/6, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đưa ra cảnh báo có hơn 2,4 triệu người tị nạn trên toàn cầu sẽ phải tái định cư trong năm 2024, tăng 20% so với năm 2023.
Hơn 2,4 triệu người tị nạn trên toàn cầu sẽ cần tái định cư trong năm 2024, tăng 20% so với năm này 2023. Đây là số liệu vừa được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đưa ra ngày hôm qua khi đánh giá về tình hình di cư thế giới hiện nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 26/6 ra thông báo nhận định rằng có hơn 2,4 triệu người tị nạn trên toàn cầu cần tái định cư trong năm 2024, tăng 20% so với năm 2023.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông báo của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ngày 23/6 cho biết hiện có 37 người di cư mất tích sau khi chiếc thuyền chở họ bị lật ở vùng biển ngoài khơi giữa Tunisia và đảo Lampedusa của Italy.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Molly Phee đánh giá mặc dù các thỏa thuận ngừng bắn tại Sudan không phát huy đầy đủ hiệu quả, song đã tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao hàng viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
Ngày 20/6, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cho biết, hơn 500.000 người đã phải ra nước ngoài lánh nạn do tình hình xung đột ở Sudan, trong khi 2 triệu người khác buộc phải di tán ở trong nước.
Theo người đứng đầu UNHCR, số người tị nạn từ Sudan tìm nơi nương náu tại các quốc gia láng giềng hiện đã vượt mốc nửa triệu người kể từ khi cuộc xung đột bùng phát ngày 15/4.
Ngày 20/6, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết trên 500.000 người đã chạy trốn khỏi cuộc xung đột ở Sudan trong khi 2 triệu người buộc phải di tản trong nước.
Đại sứ Hàn Quốc khẳng định nước này có kế hoạch hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan trong cộng đồng quốc tế để đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan.
Ngày 18/6, Thủ tướng Pakistan Shahbaz Sharif đã chỉ thị thành lập một ủy ban cấp cao để điều tra vụ chìm tàu chở người di cư ở ngoài khơi Hy Lạp mới đây, khiến ít nhất 79 người thiệt mạng.
Các cơ quan về người tị nạn và di cư của Liên Hợp Quốc đang kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn thảm kịch sau vụ đắm tàu khiến 78 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị mất tích ở Địa Trung Hải.