Đa dạng sản phẩm du lịch

Quảng Ngãi đang tập trung đầu tư, đa dạng các sản phẩm du lịch để thu hút du khách, nhất là phát huy sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn...

Góp sức bảo tồn chiêng ba

Với tâm nguyện không để văn hóa truyền thống của đồng bào Hrê bị mai một, nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Rôm (53 tuổi) ở thôn Phân Vinh, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã tích cực truyền lửa, cùng nhau củng cố phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phương, hồn chiêng ba vì thế luôn vang mãi nơi đại ngàn Cao Muôn.

Quảng Ngãi triển khai Đề án phát triển du lịch tỉnh trong năm 2024

Tỉnh Quảng Ngãi sẽ đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông gắn với hạ tầng du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông đến các khu di tích, điểm du lịch.

Bình minh mê hoặc trên đỉnh Cao Muôn, Quảng Ngãi

Thuở xưa, núi Cao Muôn kỳ vĩ là biểu tượng quật khởi của quân và dân Ba Tơ (Quảng Ngãi). Ngày nay, khu vực này trở thành 'điểm đến' hấp dẫn du khách đến tham quan, 'săn mây' đón bình minh huyền ảo tuyệt đẹp.

Chính trị - Xã hội Theo dòng thời sự Khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng lãnh đạo

Nắm bắt thời cơ và hành động kiên quyết, khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên trong cả nước do Đảng lãnh đạo giành thắng lợi trọn vẹn, là mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Ba Tơ tổ chức các hoạt động chào mừng 78 năm ngày Khởi nghĩa Ba Tơ

Tối 9/3, tại Quảng trường 11/3 Ba Tơ, UBND huyện Ba Tơ đã long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Chiến thắng Trà Nô (xã Ba Tô), thắng cảnh thác Cao Muôn (xã Ba Vinh) và Chương trình nghệ thuật 'Tiếp nối di sản' chào mừng 78 năm ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945-11/3/2023).

Tháng Ba, trên quê hương Ba Tơ anh hùng

Những ngày này, trên khắp miền quê cách mạng Ba Tơ, người dân lại nhớ về không khí hào hùng của Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ diễn ra 78 năm trước (11/3/1945). Niềm tự hào ấy đi cùng năm tháng, có sức sống trường tồn, là động lực để nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Ba Tơ đoàn kết xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Vang mãi hồn chiêng ba

Từ nhỏ, các nghệ nhân Phạm Văn Rôm (51 tuổi), Phạm Văn Nhót (50 tuổi), Phạm Văn Vễ (67 tuổi), cùng ở thôn Phan Vinh, xã Ba Vinh (Ba Tơ) đã mày mò học hỏi, tìm hiểu về nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê. Niềm đam mê chiêng cứ lớn dần theo thời gian và giờ đây các ông đã trở thành những nghệ nhân đánh chiêng tài ba ở địa phương. Khi có thời gian, họ cùng nhau đi đến những ngôi làng để vận động con cháu bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Hrê. Hồn chiêng ba vì thế luôn vang mãi nơi đại ngàn Cao Muôn.

Sắt son một niềm tin

Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi, đánh dấu một bước ngoặt, thể hiện tài trí của quân và dân huyện Ba Tơ dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã đi vào lịch sử, góp phần to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trải qua 77 năm (11/3/1945 - 11/3/2022), Đảng bộ, quân và dân huyện Ba Tơ sắt son một lòng dưới ngọn cờ của Đảng, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Cao Muôn rất gần

Ngọn núi Cao Muôn là biểu tượng cho sức mạnh quật cường, không chịu khuất phục trong chiến tranh gian khổ, ác liệt của người dân Ba Tơ anh hùng. Biểu tượng ấy giờ trở thành tên làng, tên xóm, khơi nguồn lớn mạnh cho tình đoàn kết, tinh thần sáng tạo, vượt khó vươn lên xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc của người dân địa phương.

Gặp lại 'phóng viên' của Đội Du kích Ba Tơ năm xưa

Tôi vô cùng ấn tượng về một cụ già có dáng vẻ nhanh nhẹn, động tác linh hoạt, mái tóc bạc trắng như cước tại buổi gặp mặt các đội viên Đội Du kích Ba Tơ chiều 10.3.2015. Qua trò chuyện, cụ cởi mở nói: 'Tôi là Thân Hoạt, đội viên Đội Du kích Ba Tơ. Cách đây 70 năm, khi tròn 17 tuổi, tôi vinh dự được vào Đội Du kích Ba Tơ...''Tòa soạn đỉnh Cao Muôn, Nhà in Ba Đình…'