Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV, Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 (hiệu lực từ 01/7/2024) đánh dấu một bước tiến lớn trong tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước, bảo đảm tài nguyên nước được quản lý như tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Ban hành đồng loạt 2 nghị định, 3 thông tư hướng dẫn về Luật Tài nguyên nước

Để đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong triển khai khi Luật Tài nguyên nước khi có hiệu lực từ 1/7/2024, mới đây, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng loạt ban hành 2 nghị định, 3 thông tư hướng dẫn thi hành Luật.

Tìm giải pháp cải thiện chất lượng nước ven biển vịnh Bắc Bộ

Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa khởi động dự án 'Tăng cường quản lý và tuân thủ thể chế tài nguyên nước nhằm giải quyết tình trạng suy giảm oxy hòa tan trong nước do chất dinh dưỡng và các chất ô nhiễm khác gây ra ở Vịnh Bắc Bộ', nhằm cải thiện chất lượng nước tại khu vực này.

Bài toán hồi sinh những dòng sông chết

Ngày Nước thế giới 22/3/2024 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề 'Leveraging water for peace - Nước cho hòa bình', tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới. Phóng viên báo Tin tức có trao đổi với ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường - TN&MT) về vấn đề làm sống lại các dòng sông 'chết' trong Luật Tài nguyên nước 2023.

Nhiều dòng sông chỉ còn là kênh thoát nước thải

Theo ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều dòng sông ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng đến mức chỉ còn là kênh thoát nước thải. Vì vậy, phục hồi, làm sống lại các 'dòng sông chết' là chính sách rất lớn trong Luật Tài nguyên nước 2023. Dự kiến nhiều giải pháp cải thiện chất lượng nước sông sẽ được triển khai sau khi Luật có hiệu lực.

Sẽ thành lập thí điểm Ủy ban điều phối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Cần thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước và sự phát triển bền vững cho tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Châu Âu giúp Việt Nam quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Ngày 7/3, Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ TN&MT phối hợp Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp tham vấn 'Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn', nhằm tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước và đảm bảo an ninh nguồn nước, hỗ trợ triển khai Luật Tài nguyên nước.

Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông năm 2024: Nước cho mọi người

Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông năm 2024 có chủ đề 'Nước cho mọi người' nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận nguồn nước trong cuộc sống bởi nước là sự sống và có ý nghĩa cho tất cả mọi người.

Nghị quyết số 01/NQ-CP: Thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nước

Năm 2024, Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, tạo động lực cho các năm tiếp theo để thực hiện thành công các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Phối hợp, đoàn kết quản lý tài nguyên nước toàn diện

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị có sự đoàn kết, phối hợp giữa các đơn vị trong, ngoài Bộ, đưa công tác quản lý tài nguyên nước ngày càng chặt chẽ, toàn diện.

Nhiều tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm tài nguyên nước chưa bị xử lý nghiêm

Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm tài nguyên nước mà chưa bị xử lý thích đáng. Năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ sớm đưa Luật Tài nguyên nước vào đời sống, duy trì vận hành hệ thống giám sát trực tuyến khai thác sử dụng nước đối với khoảng 600 công trình...

Quản trị Tài nguyên Nước Quốc gia: Quyết sách lớn giữ 'mạch nguồn' sự sống

Luật Tài nguyên Nước 2023 được đánh giá là bước tiến rất lớn về tư duy, cách thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước, qua đó góp phần nâng cao mức bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.

Ưu tiên phục hồi những dòng sông chết

Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Luật Tài nguyên nước vừa được Quốc hội thông qua là ưu tiên phục hồi các dòng sông chết nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái.

Xây dựng luật chuyên ngành: Giải pháp căn cơ nhất cho vấn đề nước sinh hoạt

Việc bảo đảm cấp nước, thoát nước an toàn, phòng tránh các dịch bệnh do nước gây ra chưa có quy định cụ thể và chế tài xử lý khi vi phạm. Xây dựng và ban hành Luật Cấp, thoát nước là giải pháp căn cơ nhất để tháo gỡ vướng mắc trong quản lý nước sinh hoạt.

Hà Nội: Vẫn nan giải chuyện nước sinh hoạt

Mới đây vụ việc chất lượng nước sạch tại khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bị người dân tố không đảm bảo lại dấy lên nỗi lo nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Trước đó nhiều khu chung cư tại Hà Nội cũng diễn ra tình trạng nước bẩn. Cùng với nguồn nước sinh hoạt nhiễm độc là tình cảnh người dân mệt mỏi xếp hàng mua nước sạch từ xe téc vì nhà cung cấp cắt nước… Trước thực trạng này giới chuyên gia cho rằng cần tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn nước sinh hoạt tại các khu dân cư.

Sửa Luật Tài nguyên nước: Cần rà soát kỹ, tránh sự chồng chéo

Theo các nhà khoa học, tài nguyên nước là lĩnh vực rất rộng và hiện đang được quy định trong nhiều luật... Vì thế, cần nghiên cứu, rà soát kỹ, tránh chồng chéo, trùng lặp trong các quy định của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Tham vấn ý kiến các nhà khoa học về Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Tránh chồng chéo giữa Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với các Luật khác

TS Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam đề nghị xem xét việc chồng lấn về quản lý giữa Luật Tài nguyên nước với Luật Thủy lợi, Luật Khí tượng thủy văn. Đặc biệt, 'nước mưa', 'nước mặt', cũng là đối tượng quản lý của các luật khác.

Đề xuất có bộ luật về tài nguyên nước, thay vì luật chuyên ngành

Ngày 27-9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)'.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Thể chế hóa chính sách mới về quản lý tài nguyên nước

Thời gian qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức các phiên họp về xây dựng dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), tập trung vào 4 nhóm chính sách: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đề xuất sửa đổi bổ sung một số chính sách khác.

Cải cách ngành nước theo hướng phát triển bền vững

Theo ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội theo Tờ trình số 37/2023 ngày 17/2/2023 gồm 10 chương và 88 điều, cơ bản vẫn giữ nguyên số chương như Luật Tài nguyên nước năm 2012; cụ thể giữ nguyên 10 điều, sửa đổi, bổ sung 62 điều, bổ sung mới 16 điều và bãi bỏ 8 điều.

Để người dân không phải chịu cảnh lũ hoành hành và 'khát' nước hằng năm

Hiện nay cả nước có khoảng 6.500 hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích 11 tỷ mét khối, trong đó có khoảng 560 hồ chứa lớn dung tích trên 3 triệu m3. Các công trình này đang đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, thoát lũ, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Quản lý, sử dụng tài nguyên nước theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến để hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch, khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.

Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường khảo sát việc khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Hà Nội

Ngày 3.6, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc, khảo sát thực tế việc khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch tại Công ty cổ phần nước sạch số 2 và Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống Hà Nội.Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy làm Trưởng đoàn khảo sát.

El Nino trở lại, khẩn cấp ứng phó hạn hán

Với tình trạng thiếu hụt nguồn nước ở các hồ chứa lớn, đồng thời khả năng cao ảnh hưởng của hiện tượng El Nino vào nửa cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ trưởng và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước

Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Quy hoạch lưu vực sông Cửu Long: Khai thác hiệu quả gắn với phát triển nguồn nước

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước ngọt, lợ, mặn gắn với bảo vệ, phát triển bền vững.

Luật hóa các quy định về nước đảm bảo việc cấp nước an toàn và hiệu quả

Sáng 01/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Trong đó, đại diện ban soạn thảo cho rằng, việc luật hóa các quy định về nước là cần thiết để đảm bảo việc cấp nước được xuyên suốt, an toàn và hiệu quả.

Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1622/QĐ-TTg. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu quy hoạch ngành quốc gia đầu tiên được lập trong lĩnh vực tài nguyên nước, là định hướng điều hòa, phân bổ tài nguyên nước đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030.