Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh, từ đầu tháng 12/2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn bò. Đây là bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Đến nay trong tỉnh đã phát hiện 2 điểm dịch tại xã Vĩnh Tú và xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh với 8 con bò bị bệnh tại 8 hộ (7 hộ ở xã Trung Nam và 1 hộ ở xã Vĩnh Tú). Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Chi cục CN&TY đã phối hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng khoanh vùng, tập trung xử lý. Tiến hành tiêu hủy 3 cá thể bò bị nhiễm bệnh nặng của hộ ông Trần Văn Hội, hộ bà Nguyễn Thị Khiếc, thôn Thủy Trung, xã Trung Nam và hộ ông Trần Long Hưng, thôn Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú. 5 con bò còn lại còn lại chỉ mới xuất hiện dấu hiệu ban đầu của bệnh, đang được các cán bộ thú y tích cực điều trị nên đang dần hồi phục.
Thời tiết diễn biến phức tạp, các loại dịch bệnh đang tiềm ẩn, việc vận chuyển gia súc, gia cầm tăng cao trong khi Tết Nguyên đán đang cận kề. Thời điểm này, nếu dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi thì sẽ gây thiệt hại rất lớn do người chăn nuôi đang tập trung nuôi với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu thực phẩm cho các dịp lễ hội và Tết sắp tới.
Do thời tiết bất lợi, mưa rét kéo dài, nhất là sau đợt lũ lớn vừa qua, dịch bệnh trên đàn gia súc có diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, các ngành chức năng trong tỉnh đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi, đặc biệt trên đàn trâu, bò.
Từ ngày 6/12/2020 đến nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò tại xã Vĩnh Tú và Trung Nam. Theo các cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), đây là bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Do vậy, thời điểm này, Chi cục CN&TY và địa phương đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để ngăn chặn bệnh, hạn chế lây lan.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), sau khi nhận được tin báo tại trong đàn bò gồm 3 con của hộ anh Trần Long Hưng ở tại thôn Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh có 1 con bò 4 năm tuổi bị bệnh với các biểu hiện: toàn thân nổi cục, các cục nổi trên da sờ vào thấy cứng, có đường kính từ 5 – 22 mm; bò kém ăn, sốt nhẹ, chân yếu đi lại khó khăn, bò có biểu hiện khó nằm; bò bị bệnh từ ngày 6/12/2020 nhưng người dân tự chữa trị và đến ngày 10/12/2020 mới báo thú y cơ sở. Chi cục CN&TY đã đến kiểm tra tình hình dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm. Ngày 13/12/2020, Chi cục Thú y vùng III đã có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm kết luận phát hiện vi rút gây bệnh Viêm da nổi cục LSDV trên trâu bò trong mẫu bệnh phẩm lấy từ hộ ông Trần Long Hưng.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài. Nhiệt độ xuống thấp là một trong những yếu tố gây hại cho sức khỏe của đàn vật nuôi. Để chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi, công tác bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi đang được ngành nông nghiệp và các hộ chăn nuôi tích cực triển khai.
Từ cuối tháng 8 đến nay, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã, đang bùng phát ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với diễn biến phức tạp. Để dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan cần sự chung tay của cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng và người chăn nuôi.
Sau những đợt lũ chồng lũ vừa qua, toàn tỉnh đã có hơn 556.000 con gia súc, gia cầm bị nước lũ cuốn trôi; nhiều chuồng trại chăn nuôi bị hư hỏng hoàn toàn. Để kịp thời khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, ngay sau khi nước rút, cùng với người dân, các địa phương và ngành nông nghiệp đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo môi trường, an toàn dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm sau lũ cũng như sẵn sàng cho việc tái, nhập đàn mới.
Thời gian triển khai tiêm phòng cho vật nuôi chậm, với tỷ lệ tiêm đạt thấp, nhiều lúng túng trong chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi cho thấy một thực trạng khó khăn của ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY) sau khi thực hiện sáp nhập.
UBND huyện Vĩnh Linh ban hành Quyết định số 3282/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 về việc công bố dịch cúm gia cầm H5N6 tại xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh kể từ ngày 7/9/2020 đến khi có báo cáo hết dịch của cơ quan chuyên môn.
Với sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) có uy tín như: TH True Milk, Việt Thắng, CP… ngành chăn nuôi được kỳ vọng sẽ tạo ra đột phá từ các trang trại quy mô lớn, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đồng thời, các mô hình gia trại, tập trung, khép kín cũng có điều kiện phát triển.
Do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến bất lợi, cộng với việc một số hộ nuôi tôm không tuân thủ khung lịch thời vụ, thả nuôi con giống không có nguồn gốc rõ ràng… đã làm dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính phát sinh và gây hại ở một số vùng nuôi tôm tại huyện Vĩnh Linh và TP. Đông Hà. Hiện dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Nếu không có các giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
Hôm nay 20/4/2020, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh Thân Trọng Dũng cho biết, đến thời điểm này trên tổng số 156 ha diện tích nuôi tôm toàn xã đã có 28 ha tôm bị chết do bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và đốm trắng. Dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi sau khi thả giống từ 20 – 30 ngày, gây bệnh trên cả 2 đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Thời gian qua, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng xen kẽ cộng với nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện hết sức thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát trên đàn vật nuôi. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp và các địa phương đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh tích cực và hiệu quả.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), đến ngày 17.3.2020, trên địa bàn toàn tỉnh có 4 xã thuộc 2 huyện Gio Linh và Cam Lộ có bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc, tổng số gia súc mắc bệnh là 30 con, gồm 24 con bò và 6 con trâu.