Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyên Hồng - 'Bỉ vỏ' - đã được chuyển thể nhạc kịch do Đoàn Ca múa Hải Phòng thực hiện.
Tập truyện ngắn, tùy bút 'Milano Sài Gòn đang về hay sang?' của tác giả Trương Văn Dân tôi đã đọc vài lần. Và tối hôm nay, tôi ngồi ở sân chung cư nhẩn nha đọc lại từng trang sách.
Tối 23-3, tại Nhà hát Thành phố, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM (HBSO) tổ chức diễn vở Ballet Kiều (chỉ đạo nghệ thuật: NSND Chu Thúy Quỳnh, PGS - TS - NSND Ứng Duy Thịnh; chuyển thể kịch bản và tổng đạo diễn: ThS Tuyết Minh; biên đạo múa: Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyễn Phúc Hùng).
Vở ballet 'Kiều' của HBSO thể hiện sự kết hợp giữa những thành tựu nghệ thuật ballet kinh điển của thế giới với những giá trị tinh hoa của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Kiệt tác 'Truyện Kiều' của thi hào Nguyễn Du đã được chuyển thể thành vở ballet công diễn tại TP.HCM.
Vở kịch phi lý 'Họ gọi món và lăn dài trên cát, sóng biển và đám cỏ lăn' của TheaFter sẽ tái diễn ở TP.HCM trong ngày 16/12, sau suất diễn vào tháng 8 năm nay. Tác phẩm thách thức việc cảm thụ nghệ thuật kịch truyền thống khi phối trộn và sắp đặt mang tính vô lý của hàng loạt yếu tố/loại hình nghệ thuật như thị giác, video, ứng tác, múa, kịch,… Đây là vở kịch phi lý liên ngành - nơi người sáng tạo kết hợp kịch, kịch ứng tác, kịch hình thể, múa, thị giác, nghệ thuật âm thanh và sắp đặt video. Nhân dịp này, hãy cùng VNNM trò chuyện với nghệ sĩ trình diễn Chinh Ba - người góp công mang kịch phi lý đầy mới lạ đến gần hơn với công chúng.
Lễ hội múa đương đại quốc tế mang tên 'X POSITION O 2023' vừa diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM quy tụ tinh hoa ngành múa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Sự ra đời của một số sân khấu mới, các sáng tạo mới trong những vở diễn gần đây đã khiến thị trường sân khấu TP HCM 'nóng' lên, nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.
Theo các nhà chuyên môn, sàn diễn cần nhiều vở diễn mang tính hiện đại để hướng đến những vấn đề công chúng quan tâm
Vốn tạo dấu ấn qua nhiều chương trình, vở diễn nghệ thuật tại Hội An, nghệ sĩ Chinh Ba đã mạnh dạn đưa kịch phi lý đến gần với khán giả trẻ.
Nhiều kịch bản của thể loại kịch phi lý đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa nhiều đạo diễn Việt Nam dàn dựng những tác phẩm này
Với các tác phẩm lĩnh vực văn học nghệ thuật được xét vào vòng chung khảo Giải thưởng Sáng tạo TPHCM lần 3 năm 2023, nét đẹp nghệ thuật truyền thống được thể hiện bằng tư duy làm nghệ thuật mới, sử dụng các phương pháp sáng tạo hiện đại, gắn liền hơi thở cuộc sống, theo sát nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng.
Ballet Kiều là một trong những vở diễn thành công nhất của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM (HBSO), thể hiện sự kết hợp giữa những thành tựu nghệ thuật ballet kinh điển của thế giới với những giá trị tinh hoa của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Vở Ballet Kiều của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh (HBSO) sẽ được tái diễn phục vụ công chúng trong hai đêm 13 và 14/5 tại Nhà hát thành phố.
'Kiều' là một trong những vở diễn thành công nhất của Nhà hát, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thành tựu nghệ thuật ballet kinh điển của thế giới với giá trị tinh hoa của nghệ thuật truyền thống Việt.
Liên hoan Nghệ thuật Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch Giai điệu mùa thu (gọi tắt là Liên hoan nghệ thuật Giai điệu mùa thu) do Sở VH-TT TPHCM - Thường trực Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn thành phố tổ chức, Nhà hát Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch TPHCM (HBSO) phối hợp Trung tâm Tổ chức biểu diễn và điện ảnh thành phố, và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện.
Trong khi giới nghệ thuật mãn nguyện mức giá 3,1 triệu USD với bức 'Chân dung cô Phương' của họa sĩ Mai Trung Thứ, thì cũng không kém ồn ào về triển lãm 'Plus by Bảo Nam' bị tố đạo nhái.
Trước việc bị các nghệ sĩ nước ngoài tố sao chép tác phẩm của họ tại triển lãm 'Plus by Bao Nam' và dư luận công kích về những giải thích có phần quanh co thách thức trước đó, vừa qua, tác giả Bảo Nam đã công khai xin lỗi trên trang cá nhân.
Buổi trình diễn thơ Chăm và trò chuyện về hình thức diễn xướng thi ca Hari Ariya chủ đề 'Cò cò, sao mày ốm nhom?' khơi gợi lại một nét đời sống, văn hóa, tình cảm thường nhật đầy sắc màu độc đáo của người Chăm.
Trưa 20-6, NSƯT Lê Thiện và rất ít nghệ sĩ, biên đạo múa và giới chuyên môn đã được dự khán buổi chạy tổng dợt trước khi vở Ballet Kiều ra mắt tại Nhà hát TP tối nay. Bà xúc động khi gặp gỡ tổng đạo diễn Tuyết Minh và bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc.
Tác phẩm múa Ballet Kiều sẽ công diễn ra mắt khán giả vào tối 20-6 tại Nhà hát TPHCM.
Sau bao ngày chờ đợi và hoãn bởi dịch COVID -19, vở 'Ballet Kiều' chính thức ra mắt vào đêm 20-6 tại TP Hồ Chí Minh. Khỏi phải nói, công chúng hào hứng đón chờ như thế nào trước vở ballet đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đưa kiệt tác phương Đông của Đại thi hào Nguyễn Du đến với bạn bè quốc tế bằng ngôn ngữ múa bác học phương Tây.
Ê-kíp thực hiện vở múa ballet Kiều khẳng định họ muốn đây là vở ballet mang bản sắc Việt, là sáng tạo của người Việt dựa trên những quy chuẩn của loại hình nghệ thuật ballet danh tiếng trên thế giới
Sau 5 tháng tạm dừng các kế hoạch tập luyện và biểu diễn, hiện nay các nghệ sĩ của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM đã hào hứng trở lại sàn tập với vở múa Ballet Kiều và chờ gặp khán giả vào ngày 20.6. Biên đạo múa Nguyễn Tuyết Minh, tác giả kịch bản và tổng đạo diễn, chia sẻ những ấp ủ về tác phẩm tâm huyết của mình và những cộng sự.