Được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đình Chu Quyến mang lối kiến trúc thời Hậu Lê, nổi tiếng là công trình nghệ thuật đỉnh cao về chạm khắc gỗ.
Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ, hình ảnh những người trông nom, coi sóc đình làng, gọi là cụ từ, quen đến nỗi đi vào thành ngữ với 'Lừ đừ như ông từ vào đền'. Ở thời buổi thị trường, việc chung của làng ít nhiều bị sao nhãng, người trẻ về phố làm ăn, còn lại bóng dáng các cụ từ lầm lũi theo năm tháng giữ lề thói quê hương.
Đình Chu Quyến tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Hậu Lê, với duy nhất một tòa đại đình ba gian hai chái, với hoa văn trang trí đặc sắc cả trên đất nung và gỗ.
Sau bốn năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố Hà Nội thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, với 1.871 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao đến 5 sao còn hiệu lực, trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển Chương trình OCOP.
Số liệu của Sở Công thương Hà Nội cho thấy, Hà Nội có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code, có 1.649 sản phẩm OCOP, chiếm 19% của cả nước (8.340 sản phẩm). Thực tế cho thấy số lượng sản phẩm OCOP tuy nhiều nhưng việc tiêu thụ không hề dễ dàng.
Thời gian qua Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các quận, huyện liên tục khai trương hệ thống cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt. Đồng thời hoạt động này đã tạo cầu nối đưa sản phẩm OCOP đến gần với người tiêu dùng Thủ đô.
Được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, Hà Nội bước đầu đã thành công trong việc 'đánh thức' tiềm năng các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), khẳng định được uy tín, niềm tin với người tiêu dùng và đây chính là vấn đề cốt lõi để các sản phẩm này vươn xa.
Từ ngày 18/1 đến ngày 31/8, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số sưu tập tư nhân tổ chức trưng bày chuyên đề 'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam'.
Trưng bày chuyên đề 'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' sẽ giúp công chúng khám phá, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của hình tượng hổ trong lịch sử văn hóa Việt Nam.
Sau nhiều tháng dồn lực cho công tác trưng bày, Bảo tàng Hà Nội đã hoàn thành khu trưng bày mẫu, với tổng diện tích 180m2, giới thiệu ba nội dung thuộc chủ đề 1 - Thiên nhiên Hà Nội. Đây là cơ sở để các đơn vị thẩm định đánh giá, phê duyệt triển khai các nội dung trưng bày tiếp theo một cách hiệu quả, hấp dẫn du khách, góp phần đưa câu chuyện lịch sử, văn hóa đặc sắc của Hà Nội đến công chúng.
Trong hơn 70 nghìn hiện vật của Bảo tàng Hà Nội, có những hiện vật trị giá hàng tỷ đồng, có những cổ vật vài trăm năm tuổi, lại có cả những kỷ vật đặc biệt, gắn bó với cả cuộc đời con người... Chúng được các tập thể, cá nhân hiến tặng và chủ nhân của nhiều hiện vật quý báu ấy đã không cầm được nước mắt khi trao đi. Thế nhưng, trao đi để lưu truyền giá trị cho cộng đồng, cho mai sau...
Chiều 18-12, lễ tiếp nhận hiện vật; tri ân sự đóng góp, cống hiến của các tập thể, cá nhân đối với công tác trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội.
Chiều 18-12, Bảo tàng Hà Nội (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật do các tập thể, cá nhân hiến tặng.
Hà Nội đã và đang phát triển để xứng tầm khu vực. Song ẩn trong sự phát triển là những giá trị văn hóa tín ngưỡng mà tổ tiên để lại. Đây là những hồn cốt để tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng của Hà Nội.
Sức hút của các điểm di tích lịch sử văn hóa trong mùa lễ hội đầu Xuân rất lớn, song những năm trước đây hầu hết các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn huyện Ba Vì mới chỉ khai thác được vào mùa lễ hội 3 tháng đầu năm.