Liên quan đến vụ việc nhạc sĩ Giáng Son bức xúc khi bị khiếu nại bản quyền ca khúc 'Giấc mơ trưa', câu chuyện vẫn chưa có hồi kết.
Tình trạng những người sáng tạo bỗng bị 'đánh gậy' bản quyền sản phẩm của mình trên YouTube xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà cả quốc tế.
Với việc xác nhận bản quyền bản ghi Giấc mơ trưa 'chính chủ' của nhạc sĩ Giáng Son trên YouTube, BH Media đã cản trở việc thực thi quyền tác giả. 'Chưa đến mức vi phạm quyền này' là nhận định của luật sư. Vấn đề đặt ra tiền BH thu được từ các bản ghi có thể không thuộc sở hữu của họ đi về đâu, và vi phạm đến mức nào thì đơn vị này sẽ bị xử lý hình sự?
Mới đây, nhạc sĩ Giáng Son đã bị nhận thông báo khiếu nại từ YouTube liên quan đến bản quyền ca khúc do chính cô sáng tác.
Sự việc nhạc sĩ Giáng Son bị kiện vi phạm bản quyền từ chính tác phẩm 'Giấc mơ trưa' của mình khi chị đưa bản phối do ca sĩ Khánh Linh hát lên kênh cá nhân một lần nữa báo động về vấn đề bản quyền tác giả trên thị trường nhạc số tại Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề của riêng nhạc sĩ Giáng Son mà rất nhiều nhạc sĩ Việt đang gặp phải. Đã đến lúc chúng ta cần một chế tài để minh bạch quyền tác giả trên thị trường nhạc số.
BH Media đã đánh dấu bản quyền nhiều tác phẩm âm nhạc trong đó có quốc ca Việt Nam trên YouTube khiến cho dư luận bức xúc.
Sau khi tác giả Giáng Son lên tiếng về việc bản ghi bài Giấc mơ trưa trên YouTube bị BH Media khiếu nại về bản quyền, công ty này đã có buổi làm việc với báo giới. BH cho biết mặc dù Giáng Son đã ủy quyền cho VCPMC thay mặt giải quyết vấn đề nhưng đến giờ BH vẫn chưa nhận được văn bản gì từ VCPMC. Bên cạnh đó, BH cũng 'tố ngược' VCPMC vẫn thu tiền trên một số tác phẩm mà tác giả đã ủy quyền cho BH.
Không được mời tới buổi họp báo ngày 27/10 của BH Media nhưng sau khi đọc phản ánh về cuộc họp qua các đơn vị truyền thông, nhạc sĩ Giáng Son lập tức phản hồi.
Nền tảng phát trực tuyến video Vimeo đang bị các tổ chức âm nhạc toàn cầu đâm đơn kiện vì đã 'làm ngơ' cho các nội dung âm nhạc vi phạm bản quyền được tải lên. Cách đây nhiều năm, Vimeo từng thắng kiện tương tự tại Mỹ và chiến thắng được xem là 'đòn giáng mạnh vào các hãng thu âm'. Liệu lần này, Vimeo có tiếp tục may mắn?
Ca khúc của các ca sĩ như IU, Younha, nhóm Davichi... bỗng một ngày có 'chủ' mới cho thấy những kẽ hở về bản quyền của YouTube.
Có lẽ những ai thường xuyên sử dụng YouTube đều không xa lạ với cụm từ tiếng lóng 'ăn gậy' - ám chỉ về việc bị máy chủ cảnh cáo những nội dung đăng tải không phù hợp trên nền tảng này.
Khán giả Hàn Quốc phát hiện một số hãng nhạc Trung Quốc đã có hành vi vi phạm bản quyền các ca khúc của nghệ sĩ Kpop.
Facebook lại gây tranh cãi khi đánh dấu vi phạm bản quyền trong livestream của rapper Cardi B, dù đó là bài hát của chính cô.
Các công cụ của YouTube chỉ giúp phát hiện các video sao chép y hệt mà không thể xử lý những video ăn cắp ý tưởng.