Đây là nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại hội nghị đánh giá công tác quản lý nhà nước tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, do Bộ TN&MT vừa tổ chức. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo, cán bộ làm công tác biển và hải đảo của Sở TN&MT 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó có Phú Yên.
Tại tỉnh Phú Yên, Sở TN&MT vừa phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai mô hình 'Ngư dân đưa rác về bờ'. Chương trình ý nghĩa này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ ngư dân địa phương.
Tính đến nay, ngư dân Phú Yên sau các chuyến đi biển đã đưa về bờ khoảng 685kg rác, chủ yếu là rác thải nhựa; nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường biển ngày càng được nâng cao.
Từng được cả nước biết đến là nơi khởi phát nghề câu cá ngừ đại dương, tỉnh Phú Yên có bờ biển dài 189km và là một trong 28 tỉnh, thành có tiềm năng kinh tế biển. Những năm qua, Phú Yên đã tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, triển khai quyết liệt nhiều biện pháp tích cực, góp phần khắc phục cảnh báo 'thẻ vàng' của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam.
Theo Chi cục trưởng Thủy sản Phú Yên, tỉnh thường xuyên rà soát, lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, thông báo hàng tuần để cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
Tại Trạm kiểm soát biên phòng Đà Rằng thuộc Đồn Biên phòng Tuy Hòa – Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Phú Yên chiều 30 Tết Nguyên đán Giáp Thìn (9/2), ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã thăm hỏi, động viên và chúc tết những ngư dân địa phương đang hành nghề khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa qua hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến bằng thiết bị Icom.
Phú Yên là một trong những tỉnh phát triển mạnh ngành thủy sản. Ngư dân tỉnh đang từng ngày nâng cao chất lượng đánh bắt và đa dạng hóa sản phẩm.
Đó là những kết quả đạt được xuyên suốt từ năm 2019 đến nay của tỉnh Phú Yên trong 'cuộc chiến' chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC), đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ghi nhận sau cuộc kiểm tra thực tế tại địa phương này trong tháng 4/2023.
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiểm tra thực tế và làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên về kết quả thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Với bờ biển dài hàng nghìn km, nhiều vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông... các tỉnh duyên hải miền trung có tiềm năng và thế mạnh phát triển ngành đánh bắt xa bờ; dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến hải sản xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trong gần hai năm qua khiến nghề cá miền trung gặp nhiều khó khăn, suy giảm cả về số lượng, sản lượng và chất lượng.
Hằng ngày, có hàng trăm ngư dân, người lao động làm việc tại các cảng cá, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Phú Yên đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tàu thuyền và lao động tại các cảng cá.
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp năm 2019 tại tỉnh Phú Yên không còn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Để chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm - cứu nạn (PCTT-TKCN) kịp thời, hiệu quả khi cơn bão số 6 ập đến, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, Công an các tỉnh khu Nam Trung bộ đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương
Gần 2 năm kể từ khi EC đưa ra cảnh báo 'thẻ vàng' IUU đối với Việt Nam, Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành, UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc chỉ đạo triển khai, thực thi quyết liệt nhiều biện pháp sớm gỡ bỏ 'thẻ vàng' cho thủy sản Việt Nam.