Được may mắn sống trong thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, tự hào dân tộc ta 'chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay' với một nền đối ngoại, ngoại giao, 'bay cao, bay xa', chúng tôi càng không thể quên những bậc tiền bối của thế hệ đi trước đã nâng 'đôi cánh' Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám.
Có những người từ khi sinh ra đã thiếu may mắn khi không có một cơ thể lành lặn. Bị cha mẹ bỏ rơi, cuộc sống của họ là chuỗi ngày được đưa từ cô nhi viện này sang cô nhi viện khác, tên họ được các sơ trong viện cô nhi đặt cho. Hết tuổi ở cô nhi viện, họ được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội. Nơi đó, có mái nhà che mưa nắng, được ăn no và chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên họ vẫn canh cánh: 'Mình là ai? Sao không có giấy tờ tùy thân như những người khác?'.
Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng chí Dương Bạch Mai là lão thành cách mạng, đại biểu Quốc hội Khóa I, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa II phụ trách Ban Thanh tra chính trị miền Đông Nam bộ.
Giữa tháng 3 vừa qua, được nhận tờ giấy khai sinh, bà Dương Bạch Mai (SN 1970, nhà ở khu Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP Hồ Chí Minh) cười mà nghẹn ngào: 'Bao năm qua trông chờ, giờ tôi mới được nhận giấy khai sinh của mình. Vậy là tôi sẽ được làm căn cước công dân (CCCD), sẽ được mua bảo hiểm y tế (BHYT)'.
Nước mắt không phải lúc nào cũng đi đôi với đau khổ mà đôi khi nước mắt gắn với những niềm vui không thể thốt nên lời. Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của nhiều người dân P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.Hồ Chí Minh vào sáng 15/3/2024, khi họ cầm trên tay tờ Giấy Khai sinh vừa được cấp, còn thơm mùi mực in. Nhiều người đã bật khóc ngay trên sân khấu khi được cán bộ phường và Công an trao Giấy Khai sinh và mã số định danh cá nhân. Từ thời điểm này, họ chính thức có tên tuổi, được thừa nhận và được hưởng đầy đủ các quyền lợi khác như bao người dân Việt Nam khác, điều mà họ mong mỏi suốt nhiều thập kỷ.
Sáng ngày 27-8-1945, tỉnh lỵ Biên Hòa đã diễn ra một sự kiện lịch sử: Hàng ngàn người dân đủ các thành phần từ nhiều nơi trong tỉnh đã rầm rộ kéo nhau đến quảng trường Sông Phố tham dự một cuộc mít tinh được xem là lớn nhất trước đó. Đại diện cho Xứ ủy Nam Kỳ và Mặt trận Việt Minh Nam bộ, ông Dương Bạch Mai - Thanh tra Chính trị miền Đông chủ trì diễn thuyết về việc thành công của Cách mạng Tháng Tám. Và cuộc mít tinh trở nên bừng bừng khí thế, khi ông Hoàng Minh Châu - Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Biên Hòa đứng lên dõng dạc tuyên bố: 'Từ nay chính quyền cách mạng của Việt Minh là của nhân dân…'.
Sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương và trách nhiệm, đúng 19 giờ 30, ngày 8/10/1960, tại Câu lạc bộ Ba Đình, trong không khí đầm ấm và trọng thể, Ban vận động kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã tổ chức Lễ kết nghĩa 'Ba thành phố lớn nhất của Việt Nam' chính thức trở thành anh em ruột thịt 'Là cây một cội, là con một nhà'.
Nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), Chuyên đề Công an TPHCM xin lược trích từ bài viết của đồng chí Vũ Kỳ (thư ký của Bác Hồ) về những kỷ niệm với Bác trong tác phẩm 'Bác Hồ với miền Nam, miền Nam với Bác Hồ' (nhiều tác giả) do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh phát hành tháng 12/1986, sau hội thảo khoa học tổ chức trong ba ngày 26, 27 và 28/9/1985 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của 270 đại biểu từ 19 tỉnh, thành miền Nam. Tựa bài do Chuyên đề Công an TPHCM đặt.
Tạm ước 14/9/1946 là một giải pháp chính trị linh hoạt, tài tình nhằm bảo vệ Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, cứu vãn Hội nghị Fontainebleau và kéo dài thêm một khoảng thời gian hòa bình quý giá cho Việt Nam tiếp tục xây dựng, củng cố lực lượng cho tới ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946.
Đồng chí Nguyễn Tấn Thành, bí danh là Chín Kỉnh, sinh năm 1922, trong một gia đình nông dân tại xóm Vựa, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Trên vùng đất này, suốt 9 năm từ năm 1940 đến năm 1949, người chiến sĩ, người chỉ huy du kích này đã chiến đấu không phút giây rời tay súng. Và cũng trong 9 năm gian khổ đó, cùng với những người chỉ huy khác, đồng chí Chín Kỉnh luôn là ngọn cờ, là linh hồn của vùng đất Long Hưng.
Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa (tự Xược) sinh năm 1909, quê ở H.Tân Uyên, lớn lên ở làng Bình Ý, tổng Phước Vĩnh Trung, Q.Châu Thành, tỉnh Biên Hòa (nay là xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).
Sau ngày Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp (6/3/1946) được ký kết, thông qua Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cao ủy Pháp Thierry d'Argenlieu đề nghị được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh để trao đổi về việc thực thi các quy định của Hiệp định sơ bộ.
Trải qua thời gian nhân nhượng, sử dụng biện pháp ngoại giao hòa bình thiện chí nhưng không thành công do lập trường ngoan cố, lỗi thời của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược trên phạm vi cả nước bắt đầu tại Hà Nội. Đây thực sự là thời khắc trọng đại của lịch sử dân tộc.
Dù đã qua nhiều cương vị khác nhau, bất kỳ đâu ông cũng cố gắng làm hết sức mình để xứng đáng với lòng tin yêu của của Bác Hồ. Đó là cố Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám!
Nếu nói về những gương mặt nhà tư sản Hà Nội đã có cống hiến lớn cho cách mạng, cho kháng chiến những ngày đầu độc lập 74 năm trước, thì có lẽ vẫn là 'Nhất Trịnh Văn Bô, nhì Đỗ Đình Thiện'.
Trong ngày đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia 2019, nhiều khoảnh khắc chiến sĩ công an hỗ trợ sĩ tử được chia sẻ trong cộng đồng mạng.