Vào mùa mưa bão, không chỉ nắm bắt thông tin dự báo thời tiết để đưa tàu thuyền về bờ trú tránh, các chủ tàu, thuyền trưởng còn phải biết cách neo đậu để tránh va đập, hư hỏng máy móc, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu thuyền.
Trong những năm qua, công tác phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn.
Với quan điểm 'Xây dựng nông thôn mới là không có điểm dừng', từ thành công xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trong huyện Hải Lăng tiếp tục tập trung mọi nguồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao và đạt những những kết quả bước đầu. Qua đó, tạo diện mạo mới, sức sống mới trên những làng quê.
Những ngôi nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ được Ngân hàng thương mại cổ phần Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tài trợ xây dựng cho Quảng Trị trở thành phao cứu sinh cho người dân vùng rốn lũ. Nhờ vậy, mỗi năm khi mùa mưa lũ đến, người dân thuộc vùng hưởng lợi được bảo vệ an toàn trong những ngày lũ lụt bao vây. Mô hình này là giải pháp hữu hiệu phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai tại chỗ, mang đến niềm hạnh phúc cho cộng đồng.
Vùng đất truyền thống cách mạng huyện Hải Lăng, 49 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, có nhiều thay đổi đáng tự hào. Những tên đất, tên làng gắn liền với chiến công hiển hách giai đoạn lịch sử 1954- 1975 trở thành các miền quê đáng sống. Phát huy truyền thống cách mạng quý báu, Hải Lăng đang từng ngày xây dựng quê hương phát triển năng động, toàn diện, xứng đáng là huyện trọng điểm phía Nam của tỉnh.
Hương Thủy đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc cho thuê đất phát triển dịch vụ trên địa bàn, qua đó góp phần hạn chế lãng phí đất đai.
Trước tình trạng cá chết trên sông Ô Giang, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) yêu cầu các lực lượng tăng cường tuần tra, trinh sát, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đánh bắt thủy sản trái phép.
Trên sông Ô Giang, đoạn chảy qua địa bàn xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị xảy ra tình trạng cá tự nhiên chết bất thường, nổi đầy mặt sông, kéo dài từ đầu tháng 3 đến nay.
Sông Ô Giang (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) là nơi cung cấp nguồn nước cho nhà máy gần đó lọc rồi dẫn đến cho người dân trong khu vực sử dụng. Tuy nhiên, hiện tượng cá tự nhiên trên sông bị chết trong thời gian dài khiến nhiều người lo lắng và đi mua nước đóng bình về sử dụng thay cho nguồn nước lấy từ nhà máy.
Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy được phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 1/2019; thực hiện trên diện tích 685ha tại xã Hải An (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị).
Do vướng quy hoạch dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Hải Khê, huyện Hải Lăng không thể sửa chữa, cơi nới nhà cửa hay tách thửa đất. Trong lúc đó, Khu tái định cư xã Hải Khê đã hoàn thành, người dân muốn được di dời đến nơi ở mới cũng chưa thể lên định cư. Thực trạng 'Đi cũng dở, ở không xong' khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp nhiều trở ngại, khó khăn.
Từ hình thức tự cung tự cấp trong dịp Tết Nguyên đán, hiếu hỉ, đến nay, việc làm bánh tét mặt trăng, bánh chưng tại xã Hải Thượng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đã trở thành sinh kế của hàng chục hộ dân ở vùng này.
Thời điểm này, các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hộ... trên địa bàn tỉnh đang tập trung chăm sóc vật nuôi để có nhiều sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng dự đoán sẽ tăng cao vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, cùng sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành và nỗ lực, cố gắng của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hoạt động du lịch nông thôn ở Hải Lăng có nhiều khởi sắc, bước đầu ghi được dấu ấn gắn với kết quả trong xây dựng NTM.
Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các đề án về công tác đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hải Lăng, thời gian qua, Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện luôn chú trọng đổi mới công tác đào tạo nghề. Nhiều lao động nông thôn ở Hải Lăng nhờ được đào tạo nghề đã có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, những năm gần đây, du lịch nông thôn bắt đầu được các địa phương trong tỉnh đầu tư, góp phần thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí NTM, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.
21 hộ dân ở thôn Phương Hải, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng có đơn gửi Báo Quảng Trị phản đối việc UBND xã này đồng ý xây dựng nhà máy chế biến sen trong khu dân cư. Trước đó, Báo Quảng Trị cũng đã phản ánh về vấn đề này, đồng thời kiến nghị chính quyền, cơ quan chức năng cần tiếp tục trao đổi với các hộ dân để đi đến thống nhất phương án giải quyết, tránh làm phức tạp tình hình.
Người dân tỉnh Quảng Trị chủ động dọn dẹp sau lũ với tinh thần 'nước rút đến đâu, dọn dẹp đến đó' để đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế sự sinh sôi của các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh.
Đập dâng nằm xa khu dân cư, phía hạ lưu đập không có nhà dân, chỉ có đất trồng lúa, hoa màu đã được thu hoạch nên không gây thiệt hại về người, nhà cửa và sản xuất nông nghiệp.
Tại tỉnh Quảng Trị, mưa to làm 1 đập dâng bị vỡ. Rất may, phía hạ lưu đập không có nhà dân, lúa và hoa màu đã thu hoạch nên không thiệt hại về người, nhà ở và sản xuất.
Từ tối qua 17/10 đến sáng nay 18/10, tại huyện Hải Lăng, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập lụt cục bộ, nhiều tuyến đường giao thông, khu dân cư bị chia cắt.
Thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị liên quan và người dân huyện Hải Lăng đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy việc tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, nỗ lực này đang gặp những rào cản.
Hải Lăng là huyện thuần nông có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Địa hình của huyện chia làm hai khu vực chính: khu vực đồng bằng, ven biển phía Đông và khu vực gò đồi phân bố chủ yếu ở phía Tây Quốc lộ 1. Với lợi thế trên, huyện có tiềm năng để phát triển nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi.
Vụ hè thu năm nay toàn tỉnh gieo cấy được trên 22.360 ha. Hiện tại trên các cánh đồng lúa, nông dân đang tất bật thu hoạch lúa với niềm vui được mùa, được giá.
Là dự án động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được địa phương tập trung nguồn lực hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện.
Ngày 1/8/2023, đại diện 4 hộ gia đình ở thôn Phương Hải, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng đã nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là giấy CNQSD đất) do UBND huyện Hải Lăng cấp sau 4 năm kiến nghị, khiếu nại.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa là một trong những vấn đề bức xúc mà nhiều địa phương trên cả nước đang phải đối mặt. Tại Quảng Trị, vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tuy chưa đến mức báo động nhưng việc phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa, rác thải rắn còn hạn chế. Công tác chống rác thải nhựa tuy đạt một số kết quả nhất định nhưng mới chỉ dừng lại ở hoạt động phong trào, chưa thực sự là việc làm thường xuyên của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Vì thế, số lượng rác thải nhựa, rác thải rắn thải ra môi trường ngày càng nhiều. Đây chính là mối nguy hại lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn…
Bàn giao công trình đường ống dẫn nước sạch cho bà con thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Quảng Trị 1, nhiều hộ dân xã Hải Khê (Hải Lăng, Quảng Trị) đang gặp khó khăn về nhà ở cũng như tách sổ đỏ, nhất là khi dự án dừng triển khai.
Những năm gần đây, tình hình thiên tai trong tỉnh và trên cả nước diễn biến ngày càng phức tạp. Để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời với mọi tình huống và đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, việc xây dựng, cập nhật, hoàn thiện kế hoạch phòng, chống thiên tai (PCTT) các cấp và phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai, tập huấn kỹ năng cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã và các phần việc liên quan khác cần được quan tâm hơn nữa.
Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND xã Hải Lâm Nguyễn Minh Hoàng khi làm việc với phóng viên Báo Quảng Trị. Ông Hoàng nói: Vì công ty này được cấp phép nạo vét, tận thu lòng hồ thủy lợi Khe Rò 3 nên khi thấy hàng đoàn xe tải chở đất ra khỏi địa bàn, người dân lầm tưởng rằng đó là sản phẩm tận thu nên không báo với chính quyền. Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ môi trường GFC (Công ty GFC) đã lợi dụng lòng tin của Nhân dân để khai thác trái phép đất bên cạnh lòng hồ Khe Rò 3 mang đi nơi khác.
Sáng 10/5, ông Nguyễn Minh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cho biết, đã có kết quả xác minh bước đầu và khẳng định Công ty CP Đầu tư Công nghệ - Môi trường GFC (viết tắt: Công ty GFC, trụ sở tại TP Đông Hà, Quảng Trị) đã lợi dụng việc nạo vét lòng hồ thủy lợi Khe Rò 3 nằm trên địa bàn thôn Xuân Lâm của xã để khai thác trái phép đất rừng khối lượng lớn, vận chuyển ra bên ngoài.
Liên quan đến thông tin Thông tấn xã Việt Nam đã phản ánh 'Quảng Trị: Khẩn trương làm rõ việc đào, lấy đất lâm nghiệp trái phép quy mô lớn', ngày 8/5, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Hải Lâm và Ủy ban nhân dân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã có thông tin phản hồi.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Dương Viết Hải cho biết, để sớm bàn giao mặt mặt cho nhà đầu tư tổ chức thi công dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và khởi công dự án Khu công nghiệp Quảng Trị (giai đoạn I), địa phương đã gấp rút thực hiện các công việc giải phóng mặt bằng (GPMB), đồng thời thành lập các tổ công tác để vận động Nhân dân ủng hộ dự án, sớm bàn giao mặt bằng.
Thời gian qua, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao tại các HTX nông nghiệp ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã đem lại một số kết quả bước đầu, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các HTX đã triển khai chuyển đổi số với việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất lúa để giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng.
6 dự án động lực, trọng điểm được chấp thuận chủ trương đầu tư vào Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị nhưng tiến độ triển khai kéo dài nhiều năm nay.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ chiều ngày 14/10 đã làm nhiều tuyến đường giao thôn và gần 2.000 ngôi nhà trên địa bàn huyện Hải Lăng bị ngập sâu.
Mùa mưa lũ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh về đường tiêu hóa rất dễ lây lan và xâm nhập cơ thể người sau mưa lũ. Chính vì vậy, ngành y tế tỉnh và các địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm…
Tình trạng cá chết kéo dài hàng tháng nay tại hồ Nước Chè (thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) khiến người dân lo lắng. Hơn 5 năm qua, tình trạng cá chết tại đây vẫn chưa xác định được nguyên nhân và có biện pháp xử lý dứt điểm.
Trong những năm qua, công tác phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn.
Xác định làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng (BTHT-GPMB) sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình dự án, đặc biệt là những dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nên thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hải Lăng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này, giúp các dự án triển khai thi công đúng tiến độ.
Hiện nay thời tiết đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng đang ở mức cao. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đang được các địa phương, đơn vị chủ động triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ.
Đợt mưa lớn bất thường xảy ra cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua khiến vùng trũng Hải Lăng, vựa lúa lớn nhất tỉnh Quảng Trị ngập úng nặng. Tuyến đê bao dài 56 km dọc bờ sông có chức năng ngăn lũ tiểu mãn bị nước tràn qua, ngập đồng ruộng.
Thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), huyện Hải Lăng đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp, qua đó từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm đặc trưng thành sản phẩm OCOP, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.