Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh viện không nhận đăng ký hiến xác.
Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết nhiều người đến bệnh viện xin làm thủ tục hiến xác sau khi đọc được thông tin Việt Trinh dự định đăng ký hiến xác tại TPHCM.
Hiện nay, rào cản trong ghép tạng không chỉ là khan hiếm nguồn tạng, mà nặng nề không kém là câu chuyện chi phí y tế. Chi phí của ca phẫu thuật ghép tạng và điều trị sau ghép tạng (kéo dài suốt đời) khá lớn nên trở thành gánh nặng đối với nhiều người bệnh nghèo.
Về 'thận học', khi bác sĩ làm tốt vai trò chuyên môn, họ có thể phát hiện ra các căn bệnh về thận ở giai đoạn sớm để ngăn chặn, hoặc làm chậm quá trình phát triển bệnh, chậm tình trạng suy thận, phải ghép thận.
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Việt Nam vẫn còn hàng chục ngàn người chờ ghép tạng. Nguyên nhân chính là do tỉ lệ người chết não hiến tạng quá thấp, không có nguồn tạng hiến.
Ngày 5/4, tại TPHCM đã diễn ra Hội nghị phát triển 'Mạng lưới tư vấn viên vận động hiến tặng mô, tạng' khu vực phía Nam và trao quyết định thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại khu vực phía Nam.
Đến nay, nước ta đã có hơn 7.800 người được ghép tạng; trong số đó chỉ có 0,15% nguồn tạng từ người cho chết não, chủ yếu từ người cho sống; tỷ lệ này trái ngược trái ngược với các nước phát triển.
Quyết định của Bộ Y tế công nhận BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) đủ điều kiện ghép tạng mang lại nhiều hy vọng mới cho những trẻ em đang chờ được ghép tạng tại đây.
Sau thời gian triển khai cổng thông tin hiến ghép tạng của 3 bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất, Nhi Đồng 2 - TP HCM đã có hơn 44.000 người đăng ký hiến và có gần 1.000 bệnh nhân nhận ghép
Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng khó như ghép phổi, ghép tim, ghép thận - tụy, thậm chí, cùng lúc lấy - ghép đa tạng, nhưng hai vấn đề khó nhất cũng là hai nguyên nhân hàng đầu đang làm cho ghép tạng chưa thể phát triển mạnh là thiếu nguồn tạng hiến chết não và thiếu bảo đảm tài chính cho ghép tạng.
Chi phí cho một ca phẫu thuật ghép tim khoảng 1 tỷ đồng, ghép gan 1,5 tỷ đồng, ghép thận 300-500 triệu đồng… Đó là chưa kể nguồn hiến từ chết não rất hiếm. Điều đó khiến việc được ghép tạng với nhiều bệnh nhân nghèo vẫn chỉ là giấc mơ.
Nhiều nước trên thế giới hàng chục năm qua đã tăng nguồn hiến mô, tạng từ người chết tim. Nước ta chưa có quy định này nên cần bổ sung để nhiều người bệnh có thêm cơ hội được cứu sống
Với sự phát triển của kỹ thuật ghép tạng tại nước ta, nhiều bệnh nhân đã may mắn 'hồi sinh' sau khi nhận được nguồn tạng hiến. Thế nhưng, điều khiến các y, bác sĩ luôn day dứt đó là không đủ nguồn tạng để giúp nối dài sự sống cho nhiều người bệnh.
Tại Việt Nam, vấn đề liên quan đến việc hiến tạng, mô từ người chết tim chưa được quy định, trong khi số lượng tạng hiến từ nguồn này ngày càng tăng.
Nguồn hiến mô tạng từ người chết tim tiềm năng tại Việt Nam rất nhiều, vì vậy các chuyên gia đề xuất đưa nội dung hiến tạng từ người cho chết tim vào Luật Hiến ghép mô tạng sửa đổi
Mặc dù đánh giá lợi ích của nguồn tạng hiến từ người cho chết tim rất rõ ràng, các chuyên gia vẫn cho rằng cần quan tâm, cân nhắc tiêu chí 'an toàn về pháp lý, thoải mái về tâm linh'.
Trong 20 năm vừa qua, nhiều nước trên thế giới phát triển nhanh, tăng nguồn hiến mô tạng từ người chết tim. Nguồn hiến từ người chết tim tiềm năng tạng Việt Nam rất nhiều. Vì vậy các chuyên gia đề xuất đưa nội dung hiến tạng từ người cho chết tim vào Luật Hiến ghép mô tạng sửa đổi.
Cùng với nguồn tạng từ người cho chết não, tại nhiều nước trên thế giới còn lấy ghép tạng từ người chết tim, thậm chí có quốc gia, tỷ lệ ghép tạng từ người cho chết tim nhiều hơn người cho chết não. Trong khi đó tại Việt Nam Luật Hiến ghép mô bộ phận cơ thể người năm 2006 chưa đề cập tiêu chuẩn chết tim.
Cần bổ sung nguồn hiến từ người chết tim vào Luật, từ đó phát triển hệ thống hiến, điều phối, ghép mô - tạng bảo đảm tính minh bạch, công bằng.
Ở Việt Nam, số người cần ghép tạng rất nhiều, nhưng thách thức lớn nhất chính là thiếu tạng hiến. Trong khi nguồn tạng từ chết tim rất lớn, lại chưa được đưa vào Luật Hiến ghép mô tạng có từ 2006.
Trong 20 năm qua, nhiều nước trên thế giới phát triển nhanh, tăng nguồn hiến mô tạng từ người chết tim. Trong khi nguồn hiến từ người chết tim tiềm năng tại Việt Nam rất nhiều, nhưng lại chưa có quy định trong Luật Hiến ghép mô tạng nên cần phải bổ sung để tăng nguồn tạng hiến.
Ngày 29/2, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức hội thảo 'Hiến mô, tạng từ người chết tim tại Việt Nam' với hy vọng có thêm nguồn hiến tạng cứu hàng nghìn người bệnh đang lay lắt sống chờ ghép tạng.
Chuyện giả mạo hồ sơ ghép thận là có và trước đây không tinh vi như bây giờ nên khi tiếp cận người hiến và người nhận thì bác sĩ sử dụng 'cặp mắt thứ ba' để nhìn, để đánh giá vì khó phát hiện...
Lừa đảo hiến tạng, buôn bán mô tạng không phải là các chiêu trò lừa mới, nó đã diễn ra âm ỉ từ nhiều năm nay. Đặc biệt, khi thời đại công nghệ thông tin phát triển, tội phạm lừa đảo hoạt động mạnh trên không gian mạng nhằm dẫn dụ, lôi kéo nạn nhân, gây ra những mối nguy hại cho xã hội.
Không chỉ lợi dụng công nghệ để chiếm đoạt tài sản của người dân, tội phạm trên không gian mạng đang hướng tới những người có tấm lòng thiện nguyện muốn hiến tạng cứu người nhưng không rành công nghệ thông tin nhằm mục đích lừa đảo. Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo, hoạt động đăng ký hiến ghép mô tạng có thể đang bị kẻ gian lợi dụng vì mục đích xấu.
Gần đây, khoa Nội thận - Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận nhiều bệnh nhân trẻ, trong đó có những người trên dưới 30 tuổi khi đã suy thận giai đoạn 4,5.
Số bệnh nhân suy thận đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt bệnh có xu hướng trẻ hóa. Chuyên gia chỉ rõ thói quen xấu khiến giới trẻ phải đối mặt với các bệnh về thận, đặc biệt là suy thận mạn tính.
Sau 30 năm thực hiện kỹ thuật ghép thận, BV Chợ Rẫy đã giúp nối dài sự sống cho cả ngàn ca bệnh suy thận, trong đó có Nghệ sĩ nhân dân Minh Vương.
'Chúng tôi cho đi chưa bao giờ dám mong nhận lại điều gì. Mọi thứ ngày hôm nay có được đều là món nợ mà chúng tôi phải ghi nhớ', bà Hồ Thị Ngọt, mẹ của anh Đ.P.H, nam bệnh nhân chết não đã hiến tim, thận, giác mạc và da để cứu 6 người bày tỏ.
Nhìn trái tim con trai đang trong lồng ngực một người xa lạ, mẹ già xúc động, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bác sĩ Thu nói: 'Trái tim đó, trái tim của H. đập lại rồi đó'.
Ngắm nhìn trái tim con qua màn hình điện thoại, mẹ anh Đ.Q.H. òa khóc, bà lặng lẽ áp chiếc điện thoại vào má để hôn.
Phần mềm trong tiếp nhận, quản lý, tuyển chọn, điều phối mô tạng hiến sẽ góp phần minh bạch và tạo điều kiện cho hoạt động hiến ghép tạng được thuận lợi, cũng như mở rộng các phương thức đăng ký vào danh sách chờ.
Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) lần đầu tiênghép thận thành công cho 2 bệnh nhân 17 tuổi với sự góp sức của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nam sinh viên 19 tuổi không may bị tai nạn giao thông chấn thương não nặng và được chẩn đoán chết não. Cha mẹ chàng trai đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp là hiến 2 thận, lá gan và quả tim để cứu sống 4 người bệnh.
'Gia đình đã nén đau thương để tiễn biệt con, em trai trước khi em được đưa vào phòng mổ. Cha mẹ của em đã xin phép em cho mình thực hiện ý nguyện để hỗ trợ cho những người bệnh còn lại' - BS Thu xúc động trước hoàn cảnh của người hiến tạng khi tuổi đời mới 19.
Trước khi thực hiện, con trai chết não đưa vào phòng mổ để lấy tạng, cả người cha và mẹ đã chào tạm biệt và xin phép con trai mình thực hiện hiến tạng để cứu chữa những người bệnh còn sống.
Ngày 13/5, Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh thông tin đã phối hợp cùng Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiến hành lấy tạng của một người cho chết não, sau đó ghép cho 3 người bệnh khác đang chờ tạng hiến, riêng tim được vận chuyển ra Huế để ghép cho một trường hợp suy tim.