Cũng như nhìn nhận của nhiều chuyên gia, TS. Nguyễn Văn Hiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Maketing cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thất thoát lãng phí tài sản công trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là ở các lỗ hổng pháp lý. Vì vậy, phải tìm cách 'vá lỗ hổng pháp lý' này càng sớm càng tốt. Phóng viên TBTCVN có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Văn Hiến về các nội dung này.
Trong báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho thấy, tiến trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang rất chậm và không đạt được mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của việc chậm trễ liên quan đến khâu xác định giá trị DN, nhưng nổi cộm nhất vẫn là vấn đề định giá và chuyển đổi tài sản đất đai của DNNN.
Tại hội thảo 'Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp' do Tạp chí Tài chính phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp (thuộc Bộ Tài chính) tổ chức ngày 17-5 ở Hà Nội, nhiều ý kiến đóng góp cho rằng tiến độ cổ phần hóa (CPH), thoái vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp không đạt kết quả đề ra theo đề án của Chính phủ ban hành đa số do bị 'nghẽn' trong định giá và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước còn các kẽ hở nên tài sản nhà nước thất thoát rất lớn, nhất là đất đai.
Thời gian qua, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán đã cho thấy sự chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên trên thực tế, công tác này còn chậm do nhiều nguyên nhân gồm cả khách quan và chủ quan, do vậy, cần có thêm nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, quyết liệt và sự vào cuộc thực sự của nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong thời gian tới.
Qua kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất của DNNN cổ phần hóa (CPH) giai đoạn 2011-2017 tại 5 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên và Quảng Ninh, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khu vực VI nhận thấy phần lớn DN đưa ra phương án sử dụng đất không phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh; còn tình trạng DN cố giữ đất để trục lợi từ quyền thuê đất nhà nước hoặc chờ cơ hội để chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cùng với đó, công tác quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót.
Việt Nam đã ký một loạt các FTA thế hệ mới nhưng các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ thấp trong xuất khẩu so với khối DN FDI. Theo các chuyên gia, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt về phát triển DN tư nhân. Cần xem các nước phát triển đối xử với DN tư nhân như thế nào, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp cho mình.
Công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được xác định là giải pháp chủ yếu của quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, đồng thời có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến, tiến trình CPH và thoái vốn hiện đang rất chậm, không đạt kế hoạch đề ra, cần có những giải pháp quyết liệt khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.
Đó là quan điểm của ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) khi chia sẻ về những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa (CPH) cũng như thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra đúng tiến độ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn cao, dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam tiếp tục được xác định là nhiệm vụ cần quan tâm, chú trọng trong thời gian tới.
Trong bối cảnh từ năm 2018, không biết trông chờ vào yếu tố nào để tăng trưởng khi khả năng khai thác thêm dầu để bán hoặc xuất khẩu khoáng sản đã cạn kiệt, việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được xem như một chỗ dựa cho nền kinh tế.