Chương trình 1719 góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Sáng 9.11, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt chương trình 1719), giai đoạn I từ 2021 - 2025 và đề xuất nội dung chương trình giai đoạn II từ 2026 - 2030 khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Bình Phước: Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 147/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTSMN) trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Cần tiếp tục tháo những 'điểm nghẽn'

Từ đầu năm đến nay, với nguồn vốn được giao, các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã chủ động tổ chức triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình, tập trung giải ngân các nguồn vốn một cách kịp thời, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn gặp một số khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ; trong đó, có Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTSMN).

Việt Nam bảo đảm phát triển toàn diện quyền của người dân tộc thiểu số và người nước ngoài tại Việt Nam

Việt Nam trở thành quốc gia thành viên của Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (Công ước CERD) từ năm 1982. Mới đây, Việt Nam đã có phiên đối thoại về thực thi Công ước lần thứ 5 tại khóa họp lần thứ 111 của Ủy ban tại trụ sở Liên hiệp quốc (Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ). Đây là dịp để Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong bảo đảm quyền của người DTTS và người nước ngoài (NNN) ở Việt Nam, góp phần bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Đông đảo khách mời đang tiến vào Nhà hát Lớn dự Lễ Vinh danh Vì sự phát triển dược liệu Việt

Trước giờ khai mạc Lễ Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt, đông đảo khách mời đang tiến vào hội trường Nhà hát Lớn Hà Nội để tham dự.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt

Tối nay (21/12), Lễ Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Buổi Lễ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTC1- Đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam và hệ sinh thái Báo Sức khỏe và Đời sống.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm nếu 'cắt xén' bữa ăn của trẻ mầm non, học sinh nội trú, bán trú

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTSMN).

Nghệ An: Giải quyết tình trạng thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt ở vùng đồng bào DTTSMN là nhiệm vụ quan trọng

Dự án 1 là một trong các dự án rất quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030…Bởi vậy, chính quyền tỉnh Nghệ An đang quyết liệt vào cuộc, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng vì liên quan sát sườn đến đời sống người dân.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Chung tay phát triển văn hóa sẽ khắc phục được tình trạng đạo đức xuống cấp

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng: 'Khi nhiệm vụ phát triển văn hóa trở thành nhiệm vụ thường trực của mỗi người dân, nền tảng văn hóa được hình thành một cách tự nguyện trong mỗi cộng đồng, từng cấp từng ngành, thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng đạo đức xuống cấp'.

ĐBQH chỉ ra nguyên nhân căn cơ khiến người dân không muốn thoát nghèo

Đại biểu Tạ Văn Hạ phân tích, nguyên nhân căn cơ mà người dân chưa muốn thoát nghèo là cách làm và chất lượng của các chương trình chưa có sự bền vững.

Phát triển kinh tế -xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Gỡ khó để thực hiện thật tốt. Bài 2: Những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn

Chương trình Mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi (MTQG DTTSMN) đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các nguồn lực,chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTSMN.

Mỗi trạm y tế vùng DTTSMN cung cấp thông tin về làm mẹ an toàn cho 100% phụ nữ mang thai

Trong Tuần lễ làm mẹ an toàn, mỗi trạm y tế xã thuộc vùng DTTSMN sẽ tổ chức ít nhất hoạt động tuyên truyền; cung cấp thông tin về làm mẹ an toàn cho 100% phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh…

'Phiên tòa giả định' xét xử vụ án về bạo lực học đường cho học sinh dân tộc thiểu số

Bằng việc tổ chức 'phiên tòa giả định' một cách trực quan, sinh động với các tình huống giả định về trường hợp phạm tội liên quan đến bạo lực học đường sẽ giúp nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này.

NGHỆ AN: VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An cho rằng, tỉnh đã triển khai thực hiện 3 CTMTQG nhanh chóng, kịp thời và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng dân tộc miền núi có nhiều thay đổi. Tuy nhiên lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An cũng chỉ rõ một số khó khăn, vướng mắc từ các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, về công tác tổ chức thực hiện, chưa phù hợp với thực tiễn tại địa phương…

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ CUỘC LÀM VIỆC GIỮA ĐOÀN GIÁM SÁT VỚI TỈNH NGHỆ AN VỀ 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Sáng 01/08, tại Nghệ An, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

GÓP Ý DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI NĂM 2023 VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Để chuẩn bị nội dung phục vụ hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội năm 2023, sáng 9/11, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức Hội thảo tham vấn về 'Công tác chuẩn bị giám sát của Quốc hội năm 2023; một số vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phải triển khai kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030'.

ĐBQH NGUYỄN THỊ HÀ: ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CƠ SỞ TRỢ GIÚP CHO ĐỐI TƯỢNG ĐẶC THÙ LÀ TRẺ EM BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Góp ý vào Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho rằng dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) hiện đang tập trung vào các giải pháp hỗ trợ người bị bạo lực là người lớn với các giải pháp truyền thống hòa giải, chấm dứt bạo lực mà chưa cân nhắc đến đối tượng đặc thù là trẻ em trực tiếp bị bạo lực gia đình.

CẦN ĐẨY NHANH VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KT-XH VÙNG ĐỒNG BÀO DTTSMN

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022, đại biểu Nguyễn Đình Việt – Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng đề nghị Chính phủ đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kt-xh vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đến năm 2030 sẽ không còn hộ dân tộc bị đói

Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021- 2025 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp mới đây đã đề cập đến những mục tiêu quan trọng. Đặc biệt, đề án cũng nêu những giải pháp, cơ chế đặc thù để đạt và hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra.