Quá nhiều thách thức để hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí theo quy hoạch điện VIII.
Nhạy bén với tầm quan trọng của năng lượng nói chung, điện khí hóa lỏng nói riêng, các nhà đầu tư đã bước vào sân chơi này từ nhiều năm qua. Không ít trong số đó đang sở hữu các dự án then chốt trong quy hoạch điện quốc gia và ngành công nghiệp khí.
Theo dự thảo quy hoạch điện VIII mới nhất, quy hoạch nguồn điện khí LNG nhập khẩu là 23.900MW, chiếm 16,4% tổng nguồn điện đến năm 2030. Tuy nhiên, trạng thái leo thang giá khí hóa lỏng trên thế giới thời gian qua, đang đẩy việc phát triển nguồn điện này vào thế khó, đặc biệt với giá bán điện thương phẩm (đầu ra) – yếu tố quan trọng trong quá trình đàm phán PPA giữa các nhà đầu tư với EVN.
Điện khí tự nhiên hóa lỏng vẫn là một phần quan trọng trong câu chuyện chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Các nhà đầu tư liên tục thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến lĩnh vực này.
Lần lượt doanh nghiệp Hoa Kỳ, Singapore mong muốn được nghiên cứu khảo sát, duy trì kế hoạch đầu tư vào các dự án điện gió tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhu cầu năng lượng tại nước ta tăng khoảng 10%/năm, đòi hỏi Việt Nam phải sử dụng năng lượng sạch để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường.
Thực hiện dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, thời gian qua Hoa Kỳ đã thực hiện hàng loạt các giải pháp, chính sách đưa các doanh nghiệp (DN) Hoa Kỳ trở về trong nỗ lực khôi phục thị trường việc làm và nền kinh tế. Hoa Kỳ còn dự kiến thiết lập một 'Mạng lưới thịnh vượng kinh tế' gồm một nhóm các đối tác như Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và New Zealand. Đây là một cơ hội vàng để Việt Nam thu hút các DN Hoa Kỳ vào Việt Nam. Tăng cường hợp tác thu hút đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ còn được kỳ vọng sẽ giúp cán cân thương mại hai nước phát triển hài hòa, bền vững.
Sức hút từ nền kinh tế ổn định cùng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã giúp Việt Nam thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn hàng tỷ đôla Mỹ đổ vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu trong các tháng qua. Thời gian tới, các chuyên gia cho rằng sẽ còn có thêm những dự án mới được đầu tư vào Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, dệt may… tạo bước ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam bứt phá hậu Covid-19.
Bên cạnh đầu tư vào lĩnh vực truyền thống như năng lượng, doanh nghiệp Mỹ mở rộng quan tâm đầu tư sang 5-6 lĩnh vực hấp dẫn khác ở Việt Nam.
Năng lượng là một trong những trụ cột hợp tác mà Hoa Kỳ muốn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam trong nỗ lực triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Nhu cầu điện tăng do ngành công nghiệp sản xuất đang phát triển mạnh của Việt Nam đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng
Các nhà máy điện được đầu tư từ dòng vốn ngoại sẽ giúp bù đắp nhu cầu về điện đang ngày càng tăng.
Dự án có tổng mức đầu tư lên đến 50 tỷ USD trong vòng 25 năm và dự kiến lượng nhập khẩu lên đên 3 triệu tấn khí hóa lỏng mỗi năm...
Tại ngày đầu tiên của Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2020 (IPBF), các đối tác Việt Nam và Mỹ đã ký những thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD liên quan đến khí hóa lỏng (LNG).
Ngoại trưởng Hoa Kỳ từng phát biểu, tái khẳng định cam kết ủng hộ một Việt Nam vững mạnh và độc lập cũng như một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.
Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo thăm chính thức Việt Nam từ ngày 29-30/10, theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ.
Đã có 7 thỏa thuận/biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan Mỹ và Việt Nam với trị giá hàng tỉ USD được ký kết sáng nay 28-10 tại Hà Nội, trong đó có thỏa thuận phát triển dự án điện khí từ khí hóa lỏng Bạc Liêu trị giá hơn 3 tỉ USD.
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ ba ngày 28/10, đã có 7 thỏa thuận/biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam được ký kết.
Sáu trong 7 thỏa thuận mà các đại diện phía Việt Nam và Mỹ ký kết và công bố thuộc về lĩnh vực phát triển năng lượng và hạ tầng năng lượng.
Rất nhiều nhà đầu tư lớn, cả nội, cả ngoại đều đang quan tâm đến việc đầu tư xây dựng dự án điện khí LNG tại Việt Nam, thậm chí có nhiều dự án được cạnh tranh khá gay gắt bởi nhiều 'ông lớn' như nhà máy điện khí LNG Vũng Áng 3. Các dự án này đều có quy mô 'khủng', lên tới hàng tỷ USD.
Mới đây, trên Website của Delta Offshore Energy cho biết: Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giao Bộ trưởng Bộ Thương mại Wilber Ross và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Dan Brouillette hỗ trợ Công ty Delta Offshore Energy (DOE) trong dự án điện khí LNG tại Việt Nam (dự án điện khí LNG Bạc Liêu).
Trong bối cảnh nguồn cung khí trong nước suy giảm nhanh, các mỏ mới có chi phí phát triển cao, quá trình đàm phán giá khí thường kéo dài, trong khi đó nhu cầu sử dụng khí ngày càng tăng đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ để bảo đảm duy trì nguồn cung cấp khí ổn định, lâu dài cho nền kinh tế và góp phần vào bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) như đã nêu trong Nghi quyết 55/NQ -TW của Bộ Chính trị.