Cuộc tuần hành trên khắp nước Anh mang tên 'Khôi phục tự nhiên ngay bây giờ' thu hút sự tham gia của khoảng 350 tổ chức từ thiện nhằm kêu gọi các chính trị gia hành động khẩn cấp để bảo vệ môi trường.
Ông chủ của gã khổng lồ dầu mỏ Pháp TotalEnergies hôm thứ Bảy nói với các cổ đông rằng tập đoàn này cần phát triển các mỏ dầu mới để đáp ứng nhu cầu toàn cầu, trong khi Đại hội cổ đông (AGM) của họ đã bị các nhà hoạt động vì khí hậu biểu tình phản đối.
Nhà hoạt động khí hậu Greta Thunberg đã bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ hai lần vào thứ Bảy (6/4) sau khi cô và một nhóm người tuần hành chặn một con đường chính ở Den Haag để phản đối việc trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.
EU đang tìm cách thay hàng không chặng ngắn bằng đường sắt nhằm giảm phát thải, nhưng quá trình này gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn đầu tư và sự quyết tâm từ các quốc gia.
Cảnh sát Đô thành London (Met Police) cho biết tối 29/11 (theo giờ Anh) đã bắt giữ 16 người biểu tình thuộc nhóm hoạt động môi trường Just Stop Oil ở nước này, sau khi 18 người tổ chức biểu tình trước dinh thự của Thủ tướng Anh Rishi Sunak ở khu Kensington (phía Tây London).
Cảnh sát đã triển khai vòi rồng để giải tán hàng nghìn người biểu tình yêu cầu chính phủ chấm dứt trợ cấp cho ngành nhiên liệu hóa thạch ở Hà Lan vào thứ Bảy (9/9).
Ngày 27/5, cảnh sát Hà Lan thông báo đã bắt hơn 1.500 người biểu tình tại TP The Hague phản đối chính sách trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.
Hàng nghìn người biểu tình do nhóm Extinction Rebellion tổ chức đã phong tỏa một phần tuyến đường lớn trong thành phố La Haye nhằm phản đối việc chính phủ Hà Lan trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.
Lửa bùng lên giữa các cuộc đụng độ khi cuộc tuần hành truyền thống nhân ngày Quốc tế Lao động biến thành cuộc biểu tình phản đối cải cách lương hưu của Chính phủ. Ít nhất 108 cảnh sát bị thương và 291 người bị giữ trong các cuộc biểu tình tại các thành phố trên khắp nước Pháp.
Cô gái 16 tuổi người Thụy Điển với bím tóc đặc trưng đã gây bão trên toàn thế giới kể từ khi cô trốn học vào tháng 8 năm 2018 để biểu tình phản đối tình trạng khẩn cấp về khí hậu.
Những người biểu tình thuộc nhóm hoạt động Animal Rebellion cho biết đã bị các nhân viên đuổi ra khỏi nhà hàng của Salt Bae bằng 'vũ lực mạnh hơn cảnh sát thường sử dụng'.
Hàng trăm nhà hoạt động môi trường tràn vào khu đặt máy bay riêng tại sân bay Schiphol, Amsterdam, Hà Lan và ngăn máy bay cất cánh.
Hai nhà hoạt động khí hậu của phong trào Extinction Rebellion đã bị bắt hôm 9/10 sau khi dán tay vào kính bảo vệ tranh Picasso tại Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Australia.
Một nhóm người biểu tình đã đập vỡ cửa sổ trụ sở công ty truyền thông News UK - đơn vị xuất bản tờ Sun và Times tại Anh - do bức xúc về cách các tờ báo này đưa tin về nắng nóng.
Xung đột Nga-Ukraine, giao tranh ở Donbass, Tổng thống Nga Putin gặp người đồng cấp Turkmenistan, ông Zelensky nói về nhu cầu vũ khí hạng nặng, Thượng đỉnh châu Mỹ, điều trần vụ tấn công Điện Capitol… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian tổng hợp.
An ninh tại London Anh những ngày cuối tuần này được thắt chặt mức cao nhất, đảm bảo cho sự kiện quan trọng: Đại lễ Bạch kim đánh dấu 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh.
Khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine đến châu Âu đã giảm mạnh sau khi Kiev tuyên bố 'khóa van' đoạn đường ống dẫn quan trọng chạy qua nước này do Moscow đẩy mạnh hoạt động quân sự. Động thái này làm dấy lên lo ngại rằng chiến dịch của Điện Kremlin ở nước láng giềng thân phương Tây có thể khiến nguồn cung khí đốt cho châu Âu qua Ukraine bị cắt đứt vào thời điểm giá tăng vọt. Các nhà sản xuất dầu mỏ Trung Đông có thể giúp đỡ. Nhưng họ có muốn không?
Ngày 25/4, cảnh sát Na Uy đã bắt giữ 7 nhà hoạt động của tổ chức Green Peace (Hòa bình Xanh) sau khi họ tự xích vào tàu chở dầu của Nga để cố gắng ngăn tàu này cập vào một cảng ở Na Uy do Exxon điều hành.
Ba công ty liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ của Anh, trong đó có ExxonMobil, đã đảm bảo lệnh ngăn chặn các cuộc biểu tình của các nhà hoạt động biến đổi khí hậu gây ra sự gián đoạn trên diện rộng trong tháng này. Chính phủ Anh cho biết hôm 15/4.
Những người biểu tình đã chặn các lối ra vào tại cảng Tilbury ở miền Đông nước Anh nhằm gây gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty Amazon.
Ít nhất 4 sĩ quan cảnh sát bị thương khi ngăn chặn đám đông biểu tình phản đối vaccine Covid-19 cố xông vào trụ sở cơ quan quản lý y tế Anh.
Phong tỏa đường sá, xông vào trụ sở Bộ Dầu mỏ: Các nhà hoạt động thuộc tổ chức Extinction Rebellion đã bắt đầu một loạt các hoạt động nhằm chống lại chính sách dầu mỏ của Na Uy ở Oslo hôm thứ Hai, dẫn đến 29 người bị bắt giữ.
Hàng nghìn người đã tuần hành qua các đường phố, bãi biển ở Cornwall, Anh để kêu gọi hành động trước biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng ở Ethiopia và tình hình binh biến Myanmar.
Phong trào 'Block Friday' ra đời nhằm khai tử Black Friday với khẩu hiệu: 'Chúng tôi sẽ không giết chết hành tinh, phản bội con cháu để được giảm giá 30%'.
Ngày 5/10, nhiều nhà hoạt động về khí hậu đã biểu tình ngồi trước trụ sở Bộ Giao thông Đức, khởi động tuần hành động nhằm dừng các dự án liên bang xây đường cao tốc, quốc lộ và sân bay của nước này.
Ngày 21/9, chính phủ Na Uy cho biết họ muốn đầu tư 16,8 tỷ curon (1,6 tỷ euro) vào việc thu giữ và lưu trữ CO2 (CCS), một công nghệ được coi là có triển vọng đối với khí hậu nhưng cực kỳ tốn kém.
Ít nhất 160 nhà hoạt động về môi trường tham gia các cuộc biểu tình theo phong trào Extinction Rebellion (Nổi loạn chống tuyệt chủng) tại Stockholm hôm 28/8.
Trong quá khứ, ngành hàng không luôn phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng. Nhưng có vẻ như lần này mọi chuyện sẽ khác.
Ít nhất 15 nhà hoạt động khí hậu, những người phản đối việc phục hồi hoạt động của ngành hàng không Pháp, đã bị bắt với cáo cuộc 'cản trở' và 'gây thiệt hại'.
Các nhà hoạt động đổ phân ngựa và diễn cảnh treo cổ tại Madrid ngày 14/12, lên án các lãnh đạo thế giới không hành động đủ mạnh để chống biến đổi khí hậu.
Ngày 14/11, Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết gia tăng sản lượng điện gió ngoài khơi và mạng lưới trạm sạc cho xe điện trong một nỗ lực nhằm thu hút các cử tri trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào ngày 12/12 tới.
Ngày 10/10, ngày thứ tư trong khuôn khổ hai tuần lễ được gọi là 'bất tuân dân sự' nhằm yêu cầu lãnh đạo các nước có các hành động ngay lập tức để cứu Trái Đất khỏi cuộc 'đại tuyệt chủng', những người biểu tình ở thành phố New York Mỹ đã gây tắc nghẽn hoạt động giao thông ở trung tâm sầm uất nhất của thành phố, trong khi người biểu tình tại Anh tìm cách đóng cửa sân bay thành phố London.
Một cựu vận động viên Paralympic đã gây hỗn loạn tại sân bay London City - Anh sau khi trèo lên nóc máy bay để ngăn nó cất cánh.