Ngày 27/3, UBND huyện Tây Hòa tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông.

Người H'Mông trên quê mới Tây Nguyên

Sau ngày thống nhất đất nước, các dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào Tây Nguyên ngày càng nhiều, làm cho bức tranh văn hóa các dân tộc ngày càng trở nên đa sắc. Trong số đó, người H'Mông chiếm số lượng đáng kể. Chuyến thực tế của Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai đến Đak Nông-tỉnh có số lượng người H'Mông đông nhất khu vực Tây Nguyên-mới đây đã cho chúng tôi một cái nhìn bao quát hơn về việc người H'Mông giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của họ, thêm sắc màu cho văn hóa Tây Nguyên.

An Khê: Điểm đến hấp dẫn du khách

Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đang xây dựng kế hoạch phát huy giá trị các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng để trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách gần xa.

Phát huy giá trị di tích Tây Sơn Thượng đạo

Những năm qua, thị xã An Khê phối hợp với ngành chức năng tiến hành quy hoạch, trùng tu, bảo tồn, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Tây Sơn Thượng đạo. Qua đó, thị xã từng bước phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của di tích gắn với phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong tương lai.

Đak Pơ: Bảo tồn, gìn giữ di tích Hòn đá ông Nhạc

Hòn đá ông Nhạc (làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ) thuộc quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo, được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1991. Để bảo tồn, gìn giữ di tích, từ năm 2017 đến nay, huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã đầu tư xây cổng, xây kè, làm hàng rào bảo vệ.