Ngày 18/7, Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (CPE) được tổ chức ở Anh, quy tụ hơn 45 nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả những quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu hay NATO. Chương trình nghị sự tập trung thảo luận nhiều vấn đề 'nóng', như cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine, vấn đề di cư và an ninh năng lượng.
Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng, chỉ số VN-Index giảm 2,14 điểm hay giá xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh giảm... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 11/7.
Ngày 6/7, Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm của Anh, ông David Lammy đã tới Đức trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, chỉ một ngày sau khi đảng Lao động giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Anh. Giới phân tích cho rằng, mục tiêu của chuyến thăm không chỉ nhằm tăng cường quan hệ hợp tác Anh-Đức, mà còn tìm kiếm giải pháp nâng cao tính tự chủ chiến lược của châu Âu.
Ngày 5/7, cuộc bầu cử Quốc hội ở Anh đã kết thúc với chiến thắng giành cho đảng Lao động do Keir Starmer lãnh đạo, đạt được 411 ghế tại Quốc hội Anh (theo Reuters). Thủ tướng của đảng Bảo thủ Rishi Sunak thừa nhận thất bại. Kết quả này cho phép ông Keir Starmer giữ vị trí Thủ tướng Anh trong nhiệm kỳ mới. Vậy những ưu tiên chính sách đối nội, đối ngoại của Nội các mới ở Anh là gì?
Sáng 25-6, với đa số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
Với 459/460 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh đã ký văn kiện đưa Anh trở thành thành viên mới đầu tiên và quốc gia châu Âu đầu tiên tham gia CPTPP kể từ khi khối này được thành lập năm 2018.
Các chuyên gia dự báo kinh tế của Vương quốc Anh sẽ không rơi vào suy thoái sau khi giá năng lượng giảm và chi tiêu của các hộ gia đình nước này mạnh hơn dự kiến.