Singapore là nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên ở top đầu bảng xếp hạng FDI rót vốn vào Việt Nam trong các lĩnh vực, trong đó, thị trường năng lượng tái tạo đang thu hút nhiều doanh nghiệp nước này.
Việc nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu lên 10% vốn điều lệ tại Eximbank là bước đi quen thuộc của một doanh nghiệp đã nhiều lên khẳng định tên tuổi sau các vụ thâu tóm, cùng với đó, nợ phải trả của Gelex cũng tăng mạnh.
VNI và liên danh các nhà bảo hiểm đã ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Tập đoàn HBRE cung cấp dịch vụ bảo hiểm dự án điện gió ngoài khơi xa bờ đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.
Tập đoàn Gelex liên tiếp ghi nhận lợi nhuận giảm sút sau khi thâu tóm Viglacera. Tuy nhiên, lãi thoái vốn các dự án năng lượng được kỳ vọng sẽ giúp lợi nhuận của tập đoàn tăng trưởng trong năm 2024.
Nếu hoàn tất toàn bộ các thương vụ, tổng công suất năng lượng tái tạo của Sembcorp tại Việt Nam sẽ đạt 455MW trong tổng công suất 14,4GW của tập đoàn trên toàn cầu.
Các dự án điện gió Gelex 1, 2, 3 có thời gian hoạt động 50 năm được xây dựng tại xã Hướng Linh, thuộc huyện vùng biên Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Các nhà đầu tư Trung Quốc và Singapore đang tiến hành thủ tục nhằm thâu tóm tám dự án điện gió, điện mặt trời tại huyện Hướng Hóa và Gio Linh.
Để hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch Điện VIII, việc khai thông các cơ chế chính sách để dự án triển khai là rất cần thiết.
Các dự án gồm GELEX 1, 2, 3 của CTCP Tập đoàn GELEX và Hướng Phùng 2, 3 được Sembcorp Industries (Sembcorp) - một trong những Tập đoàn hàng đầu của Singapore đề nghị mua 100% cổ phần.
Sembcorp đang xúc tiến mua lại 100% cổ phần các pháp nhân chủ đầu tư năm dự án điện gió của Tập đoàn Gelex.
Cùng với đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán, khối tài sản của doanh nhân 39 tuổi người Hà Nam này cũng vượt mức 4.000 tỷ đồng.
Sau 6 tháng, Viglacera ước đạt lợi nhuận 1.210 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch năm. Kết quả này đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn Gelex (GEX), giúp hoàn thành sớm kế hoạch năm 2023.
Nova Consumer lên sàn UPCoM, thay vì HOSE; Habeco, Vinapharm công bố nhân sự mới; Thực phẩm Thủy Tạ làm con Hapro; GELEX thoái các dự án điện.
GELEX có 5 dự án điện gió tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, bao gồm: Nhà máy điện gió Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3 và các nhà máy điện gió GELEX 1, 2, 3.
Hôm nay 12/10, đoàn công tác Ban Dân tộc HĐND tỉnh do Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ly Kiều Vân làm trưởng đoàn làm việc với UBND xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa để giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2025, chiến lược đến năm 2030 và khảo sát tác động của các dự án điện gió trên địa bàn.
Sau khi các dự án điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa triển khai xây dựng và đi vào vận hành, bên cạnh những tác động tích cực vẫn còn tồn tại một số ảnh hưởng nhất định. Trong đó, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là cần đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng. Trong khi chính quyền địa phương loay hoay tìm phương án khắc phục, một số dự án điện gió vẫn xem nhẹ việc gia cố các bãi thải, thì nhiều hộ gia đình trong khu vực triển khai dự án vẫn phải chịu ảnh hưởng từ các bãi thải. Cuộc sống của đồng bào nơi đây đã khó nay càng khó khăn hơn.
Miền Trung, Tây Nguyên được coi là thủ phủ điện gió khi có hàng loạt dự án triển khai. Lần đầu tiên thu ngân sách vượt kế hoạch nhờ sự có mặt của các dự án điện gió.
Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (GELEX) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất trước kiểm toán 2021 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Với 17 dự án điện gió, công suất trên 610 MW đưa vào vận hành trước ngày 1/11/2021, Quảng Trị trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng dự án điện gió (toàn quốc có 84 dự án) đáp ứng quy trình và được công nhận vận hành thương mại (COD) để hưởng giá ưu đãi cố định (giá FIT) theo quy định của Chính phủ.
Theo thông tin từ Sở Công thương, đến sáng 1/11/2021, tỉnh Quảng Trị có 17 dự án điện gió với tổng công suất 609,5 MW đáp ứng quy trình và được công nhận vận hành thương mại (COD) để hưởng giá ưu đãi cố định (giá FIT) theo quy định của Chính phủ.
Hiện nay, COVID-19 đang tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh khó khăn chung, hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu và cảng biển ở tỉnh Quảng Trị vẫn phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng thu ngân sách địa phương, đó là tín hiệu rất đáng mừng.
Thời gian qua, UBND huyện Hướng Hóa đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành đánh giá công tác bảo vệ môi trường các dự án điện gió trên địa bàn huyện theo nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. Qua đó cho thấy hầu hết các dự án điện gió hoàn thành thủ tục hồ sơ báo cáo tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi thi công và cơ bản khắc phục những tồn tại về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện.
Tin từ Sở Công thương cho biết, đến hôm nay 20/9/2021, có 9 nhà máy điện gió ở huyện Hướng Hóa đã hoàn thành xây lắp, thử nghiệm hòa lưới để vận hành thương mại, gồm: Liên Lập, Amaccao, Gelex 1, 2, 3, Hướng Linh 7, 8, Hướng Tân và Tân Linh.
Cùng với sự phát triển 'bùng nổ' của lĩnh vực năng lượng tái tạo, những năm gần đây, điện gió thu hút nhiều nhà đầu tư trong vàng ngoài nước tham gia nghiên cứu và đầu tư phát triển với quy mô đa dạng.