Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết họ đã tổ chức một cuộc họp với các quan chức y tế cấp cao của Trung Quốc để tìm hiểu tình hình COVID-19 tại nước này.
Có thể còn quá sớm để tuyên bố kết thúc giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 vì một làn sóng mới đang nhen nhóm ở Trung Quốc, một số nhà khoa học hàng đầu và cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói với Reuters.
Các nhà khoa học Mexico vừa xác định tính chất thoát miễn dịch mạnh mẽ của một biến chủng phụ Omicron mới đang dần chiếm tỉ lệ lớn ở nước này là BA.5.6.2.1, còn gọi là BW.1.
Tuần qua toàn thế giới có thêm hơn 2,43 triệu ca COVID-19 mới, trong đó Tây Thái Bình Dương - là khu vực Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào - chiếm gần một nửa số ca toàn cầu.
Trong những ngày gần đây, số ca mắc mới được ghi nhận tại nước ta liên tiếp vượt mốc 500 ca bệnh, gần nhất là ngày 17/11, Bộ Y tế thông tin trong ngày có 509 ca mắc mới. Cơ quan này nhận định, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán.
Theo Bộ Y tế đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi; hiện đang có hơn 60 bệnh nhân nặng thở oxy, thở máy; Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới.
Làn sóng mới rõ ràng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Mỹ đã khiến lần đầu tiên sau nhiều tuần số ca COVID-19 toàn cầu tăng trở lại, song song với sự lan rộng của một biến chủng được lưu tâm đặc biệt.
Số ca tử vong do COVID-19 giảm 90% so với 9 tháng trước, nhiều khu vực tiếp tục giảm mạnh số ca mắc lẫn tử vong trong tuần qua; tuy nhiên tín hiệu thận trọng đến từ châu Á với 2 khu vực tăng lại, trong đó khu vực có Việt Nam có số ca cao nhất thế giới.
Báo cáo dịch tễ COVID-19 tuần qua của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy sự sụt giảm mạnh mẽ nhất từ châu Âu, tuy nhiên một số nước châu Á và châu Mỹ ngược dòng giữa làn sóng BQ.1 và XBB.
Số ca mắc mới COVID-19 tăng, nhưng bệnh nhân nặng phải thở oxy lại giảm nhẹ; nhiều địa phương vẫn tiêm vaccine chậm, Bộ Y tế đề nghị đẩy nhanh tiêm chủng; Theo dõi chặt sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định tuy có bằng chứng về sự lây lan nhanh của BQ.1* và XBB* nhưng các dữ liệu không cho thấy sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19 khi nhiễm chúng, riêng XBB hầu như chỉ tái nhiễm ở các F0 tiền Omicron.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tuần qua toàn cầu ghi nhận hơn 2,96 triệu ca COVID-19 mới, giảm 6% so với tuần trước và giảm ở 5/6 khu vực của WHO, riêng Tây Thái Bình Dương tăng 11%.
Thái Lan mới đây đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể BQ.1 – biến thể phụ mới của Omicron có khả năng lây truyền cao và né tránh miễn dịch.
XBB, biến thể phụ mới của Omicron có khả năng né tránh miễn dịch hiệu quả nhất từ trước đến nay, đang lây lan mạnh ở Singapore. Biến chủng thuộc nhóm XBB cũng đã xuất hiện tại Mỹ.
Ngày 11/10, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết vẫn chưa có đủ bằng chứng để đưa ra khuyến nghị nên sử dụng các loại vaccine đặc hiệu chống biến thể Omicron thay cho các vaccine ngừa COVID-19 thế hệ đầu.
Trung Quốc phát hiện các biến thể phụ mới của Omicron BF.7 và BA.5.1.7, với hơn 1900 trường hợp được báo cáo trong 24 giờ. Vậy 2 biến thể này nguy hiểm ra sao? WHO trước đó đã cảnh báo BF.7 có thể trở thành biến thể chủ đạo mới trên toàn cầu.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuần qua toàn cầu có hơn 2,9 triệu ca COVID-19 mới, giảm 6% so với tuần qua, tử vong giảm đến 12%; trong đó Tây Thái Bình Dương giảm lần lượt 22% và 24% số ca mắc và tử vong.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng vừa ký báo cáo gửi Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về các chính sách đặc thù phòng chống Covid-19.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuần qua toàn cầu ghi nhận hơn 3,23 triệu ca COVID-19 mới, giảm ở 5/6 khu vực, chỉ tăng nhẹ 3% ở Tây Thái Bình Dương, là khu vực dịch tễ WHO xếp Việt Nam vào.
Tuần qua thế giới chứng kiến sự giảm sâu của số ca mắc COVID-19 (-28%) lẫn số ca tử vong (-22%); tâm dịch của thế giới - Tây Thái Bình Dương - chỉ còn hơn 1,37 triệu ca mới, giảm 36%.
Trong số 95 mẫu giải trình tự gen của tháng 8/2022 tại nước ta, có tới 60% số ca COVID-19 nhiễm biến thể BA.5.
Số ca Covid-19 toàn cầu tuần qua giảm 9% nhưng chỉ thực sự giảm ở 5/6 khu vực, tăng ở Tây Thái Bình Dương - nơi có các điểm nóng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Philippines.
Bộ trưởng Budi cho hay cuộc họp Nhóm công tác y tế (HWG) của G20 đã thảo luận về việc mở rộng các trung tâm sản xuất vaccine, thuốc và chẩn đoán toàn cầu ở các nước có thu nhập trung bình thấp.
Hãng dược Mỹ Pfizer và đối tác BioTech của Đức cho biết đã họ sẽ có sẵn vắc-xin được điều chỉnh để chống được BA.4 và BA.5 Omicron để xuất xưởng ngay sau khi được phê duyệt.
Nhân Mã là biệt danh được cộng đồng mạng đặt cho biến thể phụ BA.2.75 đang tạo nên sự lo lắng lớn về làn sóng dịch mới.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị 5 nhóm đối tượng rất cần tiêm mũi nhắc lại thứ 2 vắc-xin ngừa Covid-19
Thế giới có thêm 5,46 triệu ca Covid-19 mới trong tuần qua giữa bối cảnh BA.5.X Omicron thúc đẩy làn sóng mới. Khu vực có số ca nhiều nhất vẫn là Tây Thái Bình Dương, là khu vực Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào.
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã ghi nhận các biến thể phụ của chủng Omicron là BA.4, BA.5, BA.2.12.1 và BA.2.74 - không phải BA.2.75 như thông tin trước đó.
Biến thể phụ BA.2.75 có thêm các đột biến so với biến thể phụ BA.5, do đó nó có nhiều thay đổi trong protein gai hơn. Đây là lí do khiến BA.2.75 có thể 'né' miễn dịch tốt hơn.
Tâm dịch của làn sóng do BA.5 Omicron thúc đẩy đã có sự chuyển dịch rõ ràng về phía châu Á - Thái Bình Dương
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn đang theo dõi tỉ lệ lưu hành và sự thay đổi đặc tính virus của các dòng BA.5.X, tức các nhánh phụ của biến chủng BA.5 Omicron, vốn ngày càng đa dạng.
Tâm dịch đã chuyển từ châu Âu sang khu vực Tây Thái Bình Dương trong tuần qua, nơi số người mắc Covid-19 chiếm tới 40% số ca toàn cầu. Tỉ lệ tử vong ở khu vực này cũng tăng 44% so với tuần qua
Tại hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh chiều 21/7, đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết hiện dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc. Tuy nhiên, Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện biến thể phụ của Omicron BA.4, BA.5 tại cộng đồng. Đáng chú ý, mới nhất, Việt Nam đã ghi nhận biến thể phụ mới BA.2.12.1.
Thống kê hàng tuần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy số ca Covid-19 ở khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cao hơn 37% so với số ca mới tuần trước, trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc và Lào tăng trên 100%.
Dù tổng số ca Covid-19 tăng tới 28% so với tuần trước nhưng Khu vực Tây Thái Bình Dương (có Việt Nam) lại có số tử vong giảm 10%; trong khi Khu vực Đông Địa Trung Hải chỉ tăng 5% về số ca nhưng số tử vong lại tăng 78%, nhanh nhất thế giới.
Số ca mắc Covid-19 toàn cầu đã tăng gần 30% trong 2 tuần qua. Tại nhiều nước, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang chiếm ưu thế…
Số ca Covid-19 tiếp tục tăng ở 4 khu vực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á, châu Âu, Tây Thái Bình Dương. Hơn phân nửa số ca Covid-19 thế giới là BA.5 Omicron.
Vừa qua, Viện Y tế Quốc gia (INS) của Peru thông báo đã giải trình tự gene của virus đậu mùa khỉ thu thập từ trường hợp đầu tiên mắc bệnh (ngày 26/6) tại quốc gia Nam Mỹ, đồng thời xác định rằng biến thể này là loại ít gây tử vong và có độc lực thấp.
Viện Y tế quốc gia (INS) Peru vừa thông báo, cơ quan này đã giải trình tự gene của virus đậu mùa khỉ thu thập từ trường hợp đầu tiên mắc căn bệnh nói trên tại quốc gia Nam Mỹ này. INS xác định biến thể này là loại ít gây tử vong và có độc lực thấp.
Phân tích của Viện Y tế Quốc gia (INS) của Peru cho thấy bộ gene của virus được phát hiện ở Peru khác với các bộ gen gây ra đợt bùng phát hiện nay ở Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ và Canada.
Các cuộc họp thảo luận những nỗ lực nhằm củng cố kiến trúc y tế toàn cầu bằng cách xây dựng một hệ thống an ninh y tế hiệu quả, tiêu chuẩn hóa các giấy tờ đi lại quốc tế và củng cố ngành công nghiệp dược phẩm.
Việc theo dõi các ca nhiễm hai biến thể phụ mới của Omicron BA.4 và BA.5 nhằm mục đích xem các biến thể phụ này có dễ lây lan hay nguy hiểm hơn hay không.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tích cực theo dõi các trường hợp Covid-19 mắc các biến thể phụ mới của Omicron, để đánh giá xem chúng có khả năng lây nhiễm cao hơn hay nguy hiểm hơn hay không.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 11/4 thông báo, cơ quan này đang theo dõi một số ca nhiễm 2 biến thể phụ mới của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh.