Tình hình sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm của Hà Nội có dấu hiệu tích cực, tốc độ tăng tổng sản phẩm đạt 5,6% và phần lớn các lĩnh vực đều tăng trưởng, kéo theo nhiều lao động có việc làm.
Hiện nay, Việt Nam có gần 920.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp lớn trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để khơi thông nguồn lực, phát huy vị trí, vai trò của doanh nghiệp quy mô lớn trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực hiện Kế hoạch số 75/KH-BNC của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chương trình công tác Nữ công năm 2023, từ nay đến tháng 10/2023, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ tại các doanh nghiệp; khảo sát thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp và chế xuất.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo về triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa ký Quyết định số 75/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo này.
Từ đầu năm, ngành dệt may được dự báo sẽ có bước tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các yếu tố phục hồi từ các thị trường xuất khẩu.
Chính phủ đặt mục tiêu đến 2025 có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt hơn 1 tỷ USD, trong đó ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức hơn 5 tỷ USD.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 290/CĐ-TTg đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ cấp bách triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (Chương trình).
Hai tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 53,79 tỷ USD, nhập khẩu khoảng 54,73 tỷ USD, tăng tương ứng 10,2% và 15,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay, các địa phương đang tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, từng bước nới dần giãn cách xã hội. Chính sách hỗ trợ kịp thời, thiết thực cùng những hướng dẫn đồng bộ, khẩn cấp trong việc quản lý và thống nhất, giao quyền chủ động cho doanh nghiệp tự lập lộ trình kế hoạch phục hồi sản xuất, tự xét nghiệm cho người lao động và quyết việc đi lại lưu thông của người lao động góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử không còn là xu hướng mà đã được hiện thực hóa bởi nhiều câu chuyện thành công từ doanh nghiệp khởi nghiệp cho đến doanh nghiệp có thâm niên xuất khẩu.
Hôm nay (8-3) là Ngày Quốc tế phụ nữ, cũng là ngày mà cả nhân loại tôn vinh phụ nữ và hành động vì mục tiêu bình đẳng giới. Trong lúc nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và đại đa số người dân trong nước đánh giá cao sự tiến bộ vượt bậc về bình đẳng giới của chúng ta thì vẫn còn có những cái nhìn thiển cận, sai lệch về vấn đề này ở Việt Nam.