Đến hẹn lại lên, cảnh người dân Thủ đô mất nước, thiếu nước tiếp tục tái diễn. Người dân Thủ đô còn vậy thì quyền được dùng nước sạch - nước máy của toàn bộ người dân Việt Nam vẫn còn là chuyện xa vời. Ngay tại Hà Nội, chuyện mất nước, thiếu nước liên tục lặp lại bởi những yếu kém và chậm trễ trong phát triển thị trường cung cấp dịch vụ nước sạch là câu chuyện đã được mổ xẻ, cảnh báo nhưng từ Chính phủ đến địa phương vẫn không có động thái thực chất nào để xử lý.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Chuyên gia kinh tế từng lãnh đạo một số dự án năng lượng tái tạo của nhiều Tập đoàn lớn, hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh tốc độ gia nhập thị trường Việt Nam theo hình thức M&A (mua bán, sát nhập) đối với các dự án năng lượng tái tạo như các dự án điện gió và điện mặt trời.
CTCP Đầu tư KCN Dầu khí Long Sơn dự kiến phát hành thêm 82,5 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 1.650 tỷ đồng. Sau khi phát hành, cổ đông lớn nhất của công ty này là Gelex Energy với tỷ lệ sở hữu 48,91% vốn.
Việc UBND Tp. Hà Nội trợ giá nước cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex (nay là CTCP Nước sạch Sông Đà - Viwasupco) kết thúc kể từ năm 2015, trước khi có sự xuất hiện chính thức của tập đoàn do ông Nguyễn Văn Tuấn (tức Tuấn 'mượt') làm Chủ tịch. Nếu không có sự trợ giá này, kết quả kinh doanh của Viwasupco có thể đã rẽ theo một hướng khác.
Hội đồng quản trị Công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà bổ nhiệm tân Tổng giám đốc thay ông Nguyễn Văn Tốn vừa bị miễn nhiệm.
HĐQT Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) vừa có quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật đối với ông Nguyễn Văn Tốn.
Hạ tầng ngành nước vốn mang nhiều đặc thù, đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư rất lớn. Với bối cảnh nguồn vốn ngân sách có giới hạn, sự tham gia của dòng vốn tư nhân là nguồn trợ lực rất lớn giúp giải quyết được bài toán phát triển hạ tầng ngành nước, phục vụ nhu cầu của người dân. Song việc đầu tư hạ tầng nước cũng dễ dẫn đến tình trạng độc quyền, đòi hỏi những chính sách điều tiết phù hợp của Nhà nước.
CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà - Viwasupco (VCW) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh. Cổ phiếu tiếp tục tăng giá bất chấp thông tin từ sự cố nước bẩn.
GELEX sở hữu nhiều bất động sản có vị trí vàng tại Hà Nội như Tổ hợp khách sạn Melia và tòa nhà văn phòng HCO; Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê số 10 Trần Nguyên Hãn và 27-29 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm…
GELEX sở hữu nhiều bất động sản có vị trí vàng tại Hà Nội như Tổ hợp khách sạn Melia và tòa nhà văn phòng HCO; Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê số 10 Trần Nguyên Hãn và 27-29 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm…
Với hơn 60% cổ phần, Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX là cổ đông chi phối của Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà.
Doanh thu hơn 260 tỷ đồng nhưng Viwasupco lãi sau thuế tới 126 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019. Mặc dù từng vướng bê bối 21 lần vỡ ống nước, nay là 'nghi án' cung cấp nước nhiễm dầu phế thải cho dân, song cổ phiếu VCW của Viwasupco vẫn tăng mạnh trên sàn.
Mặc dù phát hiện nhiều mảng dầu loang trong dòng nước từ ngày 9/10 nhưng đến nay, Tổng giám đốc Công ty CP kinh doanh nước sạch Sông Đà vẫn khẳng định, nước có mùi là do hàm lượng clo cao.
Nhiều ý kiến cho rằng, do Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã 'đổi chủ' nên việc tiếp cận thông tin khó khăn hơn. Vậy ai là 'chủ mới' nắm cổ phần chi phối nước sạch sông Đà?
Nhằm chào mừng kỷ niệm 30 năm tái lập lại tỉnh Quảng Trị (1/7/1989 – 1/7/2019), ngày 27/6, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Năng lượng GELEX Energy đã tổ chức lễ khởi công hai dự án nhà máy điện gió lớn gồm Hướng Phùng 2 và Hướng Phùng 3 tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.