Vừa qua, đoàn giám sát của HĐND TP.HCM đã có buổi làm việc tại huyện Cần Giờ để đánh giá tiến độ thực hiện chuyển đổi số và các chính sách phát triển địa phương. Điểm nhấn trong buổi làm việc là sự tập trung vào việc phát huy thế mạnh du lịch sinh thái của huyện để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
Ở khu vực Đông Nam Bộ, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được ví như những 'lá phổi xanh' quý giá. Các khu dự trữ sinh quyển này có hệ động, thực vật vô cùng đa dạng và độc đáo, đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát triển các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tại TPHCM, công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng khi thành phố đang hướng đến việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UNESCO Creative Cities Network - UCCN).
Trong văn hóa biển đảo, nhiều lễ hội dân gian độc đáo được ghi dấu, lưu giữ, trao truyền, phát triển đến ngày nay, trở thành nét đẹp truyền thống, đặc trưng của người dân miền biển, đảo.
Trưng bày chuyên đề 'Văn hóa Óc Eo trên vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An' giới thiệu đến công chúng những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của nền văn minh Óc Eo.
Thống kê việc làm của sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TPHCM, trung bình mỗi khóa của Khoa Lịch sử có hơn 90% sinh viên có việc làm ổn định.
Nằm ở xã Long Hòa, Cần Giờ, TP HCM, Giồng Cá Vồ là một trong những di tích khảo cổ học quan trọng nhất Việt Nam. Cùng đến BT Lịch sử quốc gia để khám phá 'kho báu' tìm được từ điểm khảo cổ này.
Chiều 11-6, Đoàn công tác Thành ủy TPHCM do đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM làm Trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát các thiết chế văn hóa cơ sở tại xã, phường, thị trấn gắn với việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại huyện Cần Giờ.
TP.HCM đang khẩn trương chuẩn bị những bước cần thiết cho dự án cảng quốc tế trung chuyển Cần Giờ - một trong những công trình trọng điểm mang tính đột phá trong giai đoạn từ nay đến 2030 - 2050.
Thời gian gần đây, không chỉ về di sản, di tích mà đời sống tinh thần của người dân cũng được các sở, ban ngành tại TP.HCM đặc biệt chú trọng.
Dù đã có nhiều kế hoạch, đề án quan tâm đến việc bảo tồn nhưng công tác trùng tu trên địa bàn TP.HCM vẫn chưa được thực hiện kịp thời. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là nguồn lực kinh phí để trùng tu, tôn tạo di tích còn hạn hẹp.
Cần Giờ, với vị trí huyện ngoại thành và lợi thế về địa lý, sẽ trở thành một đô thị du lịch trọng điểm theo hướng mô hình du lịch xanh và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Việc phát triển Cần Giờ như một điểm đến du lịch quan trọng sẽ là động lực mới trong sự tăng trưởng của ngành du lịch TP.HCM.
Đô thị Sài Gòn - TPHCM được biết đến như thành phố trẻ, với lịch sử hình thành hơn 300 năm. Thực tế, những khai quật và phát hiện gần đây tại di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ) cho thấy, sâu dưới những trầm tích, các di vật được giới khảo cổ phát hiện phản ánh lớp cư dân đầu tiên của thành phố đã có mặt cách đây hơn 3.000 năm.
Mục đích của khảo cổ học là nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người và hoạt động của con người trong quá khứ. Gần như toàn bộ lịch sử loài người nằm trong thời nguyên thủy. Tại nước ta, mỗi năm đều có những phát hiện mang lại giá trị lớn cho ngành khảo cổ.
Liên quan đến việc đầu tư, tu bổ các công trình, di tích văn hóa trên dịa bàn TPHCM, theo đại diện Sở Văn hóa và Thể thao thành phố: Sở đang nghiên cứu, đề xuất 27 dự án kêu gọi xã hội hóa theo phương thức PPP và thu hút vốn đầu tư FDI, đồng thời, rà soát các cơ sở nhà, đất do Sở đang quản lý để xem xét các mặt bằng đủ điều kiện và đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư.
Nhấn mạnh đến vị trí rất quan trọng của huyện Cần Giờ, Chủ tịch UBND TPHCM lưu ý đến nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới phải đặt lên hàng đầu.
TPHCM, thành phố phương Nam, nơi tiếp nhận và đón đầu nhiều xu hướng mới, vẫn còn đó dấu ấn trăm năm, di sản ngàn xưa… dựng nên bản sắc riêng, đủ trẻ nhưng cũng đủ ấn tượng.
Vừa qua, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin đậm nét về việc phát hiện di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ có niên đại 2.200-2.300 năm ở một địa bàn ven biển, thuộc ấp Hòa Hiệp, xã Tuy Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên phát lộ ra dấu vết của những cư dân làng chài thời tiền sử, vì cách đây 28 năm, các nhà khảo cổ cũng từng 'đánh thức' nơi đây.
Một di cốt người cổ có niên đại ước tính khoảng 2.300 năm vừa được phát hiện ở di tích Giồng Cá Vồ ở huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh).
Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM vừa công bố danh sách 185 công trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng Di tích trên địa bàn. Đây là danh sách tính đến hết tháng 10/2022.
Một di cốt người cổ có niên đại ước tính khoảng 2.300 năm vừa được phát hiện ở di tích Giồng Cá Vồ ở huyện Cần Giờ (TP HCM).
Khai quật hơn 200 m2 thuộc di tích khảo cổ quốc gia Giồng Cá Vồ, các nhà khảo cổ học phát hiện 185 mộ chum, 13 mộ đất cùng hàng trăm di vật quý.
Ngày 25/8, Viện Khảo cổ học phát đi thông báo kết quả khai quật di tích khảo cổ quốc gia Giồng Cá Vồ.
Huyện Cần Giờ được biết đến như một nét rất riêng của TPHCM, bởi lẽ nơi đây có cả rừng và biển, là những lợi thế, tiềm năng vô cùng đặc biệt của thành phố (TP) mang tên Bác để thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển, nhất là kinh tế (KT) biển… Bên cạnh đó, nơi đây còn 2 lần được phong tặng danh hiệu 'Anh hùng lao động lực lượng vũ trang' và 'Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới'.
Không phải ngẫu nhiên mà trong chuỗi hoạt động kích thích du lịch TPHCM trong bối cảnh bình thường mới, hồi tháng trước, Phó chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng đã chủ trì cuộc tọa đàm về 'Phát triển kinh tế đêm Cần Giờ' với sự tham dự của lãnh đạo các ban ngành, doanh nghiệp lữ hành, nhà đầu tư, các chuyên gia… Đã có những phát biểu, trao đổi khá thẳng thắn, gợi mở nhiều ý tưởng để phát triển du lịch Cần Giờ. Nhưng do thời gian có hạn, nhiều vấn đề chưa được tranh luận để làm rõ hơn tại cuộc tọa đàm, đặc biệt là về cách làm và tính hiệu quả.
Chiếc khuyên tai hai đầu thú của văn hóa Đồng Nai vẫn còn nằm trên hộp sọ của một nam giới khoảng 30-40 tuổi, có lẽ là thành viên một gia đình quý tộc thời đó...