Sau khi Thanh tra Chính phủ chỉ rõ loạt sai phạm tại 7 công ty lâm nghiệp ở Gia Lai, tỉnh Gia Lai đã có kế hoạch thanh tra toàn diện những công ty này.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh Gia Lai thực hiện thanh tra toàn diện 7 công ty TNHH MTV lâm nghiệp ở địa phương để có đánh giá toàn diện về công tác quản lý đất đai nguồn gốc nông lâm trường. Trước đó, theo Kết luận số 263/KL-TTCP hồi cuối tháng 7, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý đất đai thuộc các công ty lâm nghiệp tại tỉnh Gia Lai.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo thanh tra toàn diện 7 công ty lâm nghiệp để có đánh giá tổng thể về công tác quản lý đất đai có nguồn gốc nông lâm trường trên địa bàn toàn tỉnh.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai giao Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra 3 nội dung; đồng thời cung cấp thông tin đến Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định.
Theo thống kê của Sở Nội vụ, trong số 241 hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B mà Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh tiếp nhận từ trước đến nay, hiện vẫn còn 115 hồ sơ chưa được xác minh, trao trả do thiếu thông tin.
Thanh tra tỉnh Gia Lai kiến nghị UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo Sở TNMT kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo Sở trong việc tham mưu UBND tỉnh phê duyệt thiết kế - dự toán gói thầu 'lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đổi với công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai'.
Thanh tra tỉnh Gia Lai kiến nghị UBND tỉnh kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tham mưu lập 'thiết kế - dự toán' gói thầu đo đạc trị giá hơn 15 tỉ đồng tại 4 công ty lâm nghiệp không có hiệu quả, gây lãng phí.
Sở TN&MT lập 'thiết kế - dự toán' gói thầu đo đạc trị giá hơn 15 tỉ đồng tại bốn công ty lâm nghiệp ở huyện Kbang không có hiệu quả, gây lãng phí.
Trạm Lập là đầu mối của đường hành lang Trung ương, nằm bên một dòng suối lớn, tạo ra dòng thác kỳ vĩ, đẹp đến nao lòng là thác K50, thuộc xã Kon Hà Nừng (nay là xã Sơn Lang, huyện Kbang).
Nhiều năm đã trôi qua, Sơn Lang bây giờ đã mạnh về kinh tế nông nghiệp. Những cánh 'rừng con gái' chằng chịt những hố bom, cháy đỏ những thân cây thuở trước đã sống dậy bằng cà phê, cây ăn trái và những bản làng Ba Na rộn rã tiếng trống chiêng chào đón khách du lịch.
Nơi ấy từng có thời bề bộn những khốn khó, nhiều con người sống và dựng lại những khoảnh rừng cháy đỏ vì bom đạn, vì một cuộc sống ngày mai tốt hơn. Sơn Lang bây giờ đã vượt qua thời kỳ đói cơm lạt muối, đã hướng tới đời sống mới đầy niềm vui.
Nhiều năm đã trôi qua, Sơn Lang bây giờ đã mạnh về kinh tế nông nghiệp. Những cánh 'rừng con gái' chằng chịt những hố bom, cháy đỏ những thân cây thuở trước đã sống dậy bằng cà phê, cây ăn trái và những bản làng Ba Na rộn rã tiếng trống chiêng chào đón khách du lịch.
Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai) đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến cuộc khai thác gỗ trắc chuyển ra miền Bắc, xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo lời kêu gọi của Trung ương Đảng cách đây tròn 50 năm.
Mỗi lần đi qua đường Anh Hùng Núp ở khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), tôi thường ngước nhìn cây trắc.
Ngày 21-11, Hội Nông dân xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ xã tổ chức lễ ra mắt Tổ hợp tác chăm sóc cây cà phê làng Hà Nừng.
Chiều 6-1, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý và vệ rừng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023; đồng thời triển khai Kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán.
Để giữ chân học sinh, giáo viên ở những vùng sâu, vùng xa không quản đường sá xa xôi đi vận động các em ra lớp. Thế nhưng hành trình tuyên truyền không chỉ ngày một, ngày hai nên thầy, cô mong rằng sẽ có chính sách hỗ trợ để động viên, khích lệ giáo viên.
Ban Dân tộc (HĐND tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định thành lập đoàn khảo sát về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Bà Đinh Thị Giang-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn khảo sát.
Từ xa xưa, những địa danh sông núi ở cao nguyên Kon Hà Nừng được đồng bào Bahnar xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) chọn đặt tên cho nơi mở đất, lập làng. Theo dòng chảy thời gian, những tên đất, tên làng ấy đi vào lịch sử như một cách nhắc nhở thế hệ sau không bao giờ quên nguồn gốc của quê hương.
Để có đủ cái ăn, cái mặc, những đứa trẻ ở vùng sâu, vùng xa huyện Kbang (Gia Lai) thường theo bố mẹ lên nương rẫy. Không muốn học trò quanh quẩn với đất, cát giáo viên thường xuyên vận động, chở các em ra lớp.
Theo đánh giá, từ đầu năm đến nay, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tôi được phân công lên công tác ở huyện 4 khi anh Lê Tam đang là Bí thư Huyện ủy. Nhiệm vụ lúc đó là bám các ấp chiến lược để tuyên truyền phá ấp. Khi ở căn cứ Khu 1, tôi đã biết nói một ít tiếng dân tộc Bahnar. Nay lên Khu 4 tôi phải học nói tiếng Jrai.
Con đường mới mở vào Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong (huyện Kbang) như dịu lại trong cái nắng tháng 5 bởi những tán rừng. Từ trong xe nhìn ra, khung cảnh núi rừng hùng vĩ lần lượt trôi qua tầm mắt. Thật khó hình dung đây là nơi một thời thấm máu thế hệ cha anh trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, trong đó có những nữ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh.
Năm 1974, người dân vùng kháng chiến Hà Nừng (nay là xã Sơn Lang, huyện Kbang) theo lời kêu gọi của Tỉnh ủy đã vào rừng tìm gỗ quý gửi ra Hà Nội để xây Lăng Bác Hồ. Bao khó khăn, trở ngại không khuất phục được tinh thần của người dân mà càng khiến họ quyết tâm hoàn thành trọng trách được giao. Phát huy truyền thống cách mạng, một lòng theo Đảng, Bác Hồ, sau mấy chục năm xây dựng và phát triển, Sơn Lang ngày nay đổi thay đến ngỡ ngàng.
Về Sơn Lang (huyện Kbang) vào những ngày giáp Tết Canh Tý 2020, chúng tôi cảm nhận không khí xuân đã hiện hữu khắp nơi. 9 thôn, làng của xã đang khoác lên mình chiếc áo mới. Sơn Lang là xã thứ 4 của huyện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức nghiệm thu và bàn giao 60 nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo, gia đình chính sách ở làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai vào chiều 30-12.
Ngày 16/9, tại thành phố Pleiku, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Gia Lai về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Sa nhân tím là loại cây dược liệu chủ yếu mọc hoang dưới tán rừng. Trước đây, vào khoảng tháng 6-7 hàng năm, người dân lại nô nức vào rừng hái sa nhân về bán để kiếm thêm thu nhập.