Trước những thách thức của thiên tai, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và người dân đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phòng, chống với phương châm 'sớm hơn một bước, nhanh hơn một bước'.
Quảng Ngãi là một trong các địa phương có tỷ lệ người dân sử dụng điện lưới quốc gia nằm trong tốp đầu các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vướng mắc liên quan đến lĩnh vực điện, nên tỉnh đã kiến nghị trung ương quan tâm giải quyết.
Thủy điện Hà Nang của Công ty TNHH MTV Thủy điện Thiên Tân ngăn đập khiến gần chục hecta đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa của nhiều hộ dân ở thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng của tỉnh Quảng Ngãi thiếu nước sản xuất phải bỏ hoang. Nhiều năm nay, người dân yêu cầu chính quyền địa phương can thiệp để phía thủy điện chia nước cho dân nhưng chưa được xử lý triệt để.
Để đảm bảo cung ứng điện ổn định trong mùa khô sắp đến, Công ty Điện lực Quảng Ngãi đã chuẩn bị các phương án, kế hoạch vận hành lưới điện an toàn, liên tục.
Nhiều thủy điện ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên điều tiết lưu lượng nước để tránh thiệt hại lũ chồng lũ cho vùng hạ lưu khi bão Noru tới.
Việc thi công một số công trình thủy điện đã làm hư hỏng nhiều đoạn đường, cầu, gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại. Song, chủ đầu tư một số dự án thủy điện chưa thực hiện nghiêm túc việc hoàn trả lại như hiện trạng ban đầu cho người dân.
Các dự án thủy điện được đầu tư xây dựng và đi vào vận hành đã mang lại giá trị kinh tế cho các địa phương. Tuy nhiên, ngành chức năng cần tăng cường kiểm soát để việc phát triển thủy điện đúng định hướng, giảm bớt những tác hại đến môi trường và đời sống xã hội.
Bước vào cao điểm mùa khô, ngành điện đã sẵn sàng triển khai kịch bản cung ứng điện phù hợp. Dù vậy, khách hàng cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện, để đảm bảo nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Sự phát triển kinh tế - xã hội kéo theo nhu cầu về điện năng tăng cao. Bằng nhiều nguồn điện kết hợp, ngành điện luôn đảm bảo cung ứng điện an toàn, đầy đủ, chất lượng cho nhu cầu phát triển trên địa bàn.
Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), là thể hiện trách nhiệm xã hội của các đơn vị, cơ sở sử dụng dịch vụ rừng, nhằm giảm áp lực ngân sách, tăng thu nhập và tạo sinh kế cho cá nhân, tổ chức tham gia bảo vệ và phát triển rừng bền vững...
Do ảnh hưởng của bão số 9, đến 8 giờ sáng ngày 28/10 tại Phú Yên nhiều nơi mưa rất to, gió giật mạnh. Tại Quảng Ngãi đã có 2 người thương vong.
Do ảnh hưởng của bão số 9, đầu giờ sáng 28-10, tại Bình Châu (Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Khu vực Quảng Ngãi đã có mưa to với lượng mưa trong 6 giờ qua phổ biến 60 - 120mm. Có nơi mưa rất to trên 200mm như: Tại Trà Hiệp (Quảng Ngãi), lượng mưa đo được là 253mm, Trà Thanh (Quảng Ngãi) là 242mm.
Lý Sơn là địa phương đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 9, đến thời điểm hiện nay, Lý Sơn đang có gió rất mạnh rít từng cơn kèm theo mưa lớn, sóng biển cao từ 4-6m.
Hơn 1.000 tàu, thuyền của ngư dân đã vào neo đậu trú bão an toàn tại các Cảng neo đậu của tỉnh Quảng Ngãi, riêng 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang nằm trong vùng biển nguy hiểm, hiện đang chạy vào bờ, neo trú tại tỉnh Bình Định.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013- 2015; khen thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.