Chủ trương xây dựng bản nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là đảm bảo thực chất, không chạy theo số lượng, tỉnh ta đã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm quy trình, quy định đánh giá và thẩm định tiêu chí nông thôn mới, góp phần thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh ta đang chú trọng nâng cao nguồn nhân lực có kỹ năng, tư duy, khai thác, sử dụng tốt công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Đến nay, toàn tỉnh Sơn La có 65 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, qua rà soát theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, nhiều xã bị tụt tiêu chí. Bên cạnh việc củng cố những tiêu chí đã đạt, các địa phương đang nỗ lực hoàn thiện những tiêu chí chưa đạt.
Sáng nay (11/8), do mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở đất đá, làm sập tường và tràn vào nhà ông Lò Văn Huấn, ở bản Nà Lếch, xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La khiến 2 cháu bé bị thương ở tay.
Nhờ xen canh phù hợp mà nông dân ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn (Sơn La) đã nâng cao được thu nhập, cá biệt có hộ thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Thực hiện mục tiêu tổng quát của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh ta đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Ngày 29/7, các đồng chí: Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Hội nghị về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Việc học tập và làm theo Bác gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở Đảng bộ Sở Nông nghiệp và PTNT đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, hướng đến mục tiêu đồng hành nhiều hơn với người nông dân, doanh nghiệp.
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, khó lường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân, các hộ dân ở Sơn La đã chủ động chằng chống, gia cố nhà ở đảm bảo an toàn. Đồng thời, tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong gieo trồng, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa nông sản. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phối hợp, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng, quyết định thành công việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp và hướng tới Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Sơn La (10/10/1895-10/10/2025). Tỉnh Sơn La đẩy mạnh phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực; lan tỏa tinh thần quyết tâm, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt 'vươn xa'.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), nhờ sự hỗ trợ của doanh nghiệp theo mô hình liên kết mà người sản xuất có thể tiếp cận giống tốt, được hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật chăm sóc, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ưu điểm của mận hậu Việt Nam là trái tươi, giòn, ngọt và có vị chua thanh đặc trưng nên ăn hoài không chán. Mặt khác, trái cây này mỗi năm chỉ có một mùa nên được nhiều người tiêu dùng mong chờ...
Kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh Sơn La tập trung phát triển, xây dựng các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao, gắn với tiêu thụ sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán sản xuất cũ.
Tỉnh Sơn La đặt ra mục tiêu sản xuất nông nghiệp phải theo hướng bền vững, chất lượng. Để làm được điều đó, tỉnh đã có nhiều giải pháp trong việc thay đổi tập quán canh tác cũ bằng phương thức sản xuất mới.
Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) được xem là chìa khóa góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới hiệu quả. Tuy nhiên, để phát huy thế mạnh của mô hình này một cách toàn diện, cần có thêm những chính sách đột phá, các công cụ hỗ trợ.
Mới đưa vào trồng vài năm gần đây, nhưng cây dâu tây đã khẳng định giá trị kinh tế trên đất Sơn La, khi giúp người nông dân có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Ngày 28/8, hưởng ứng các hoạt động thiết thực chào mừng Quốc khánh 2/9 do tỉnh Sơn La phát động, một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tại Sơn La đã tổ chức tặng sản phẩm cao sâm Ngọc Linh, sản phẩm OCOP 4 sao của Sơn La cho bệnh nhân ung thư và người cao tuổi tại địa bàn huyện Mai Sơn.
Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 80%, những năm qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đẩy mạnh phát triển các vùng cây ăn quả thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, giúp gia tăng giá trị sản xuất. Hiện nay, nhiều vùng đồng bào DTTS xác định cây ăn quả là cây trồng chủ lực nhằm nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn.
Từ ngày 4 đến sáng 6/8, trên địa bàn huyện Mường La (tỉnh Sơn La) có mưa vừa, mưa to, gây sạt lở đất đá, đường giao thông và thiệt hại về người, nhà ở, hoa màu, vật nuôi của nhân dân. Cấp ủy, chính quyền huyện đang tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng, sớm khắc phục hậu quả thiên tai.
Những biến động về giá cả luôn theo chiều hướng bất lợi cho người trồng nông sản trên địa bàn Sơn La khi chi phí đầu vào luôn tăng. Nếu như câu chuyện này cứ tiếp tục kéo dài thì diện tích cây xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ sụt giảm.
Tỉnh Sơn La đến nay đã phát triển được 250 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; trong đó có hơn 30 chuỗi rau; 160 chuỗi quả an toàn trên diện tích gần 3.700 ha, sản lượng mỗi năm 45.500 tấn, bao gồm các loại quả xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long…
Sản lượng 182 nghìn tấn quả các loại của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 đã cơ bản tiêu thụ thuận lợi nhờ các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn.
Loại trái cây đặc sản của tỉnh Sơn La được xuất khẩu sang Hong Kong với sản lượng bình quân 1 tấn/tuần, giá bán cao gần gấp đôi thị trường trong nước.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, chất lượng luôn là mục tiêu hướng đến của tỉnh Sơn La. Ngoài việc đưa các giống mới vào sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, các doanh nghiệp, HTX và nhà nông luôn quan tâm việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao số lượng, chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, muốn tạo sự bứt phá trong nông nghiệp, nông dân phải là chủ thể, là trung tâm trong mọi hoạt động, phải thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Với diện tích trên 84.700 ha cây ăn quả, tỉnh Sơn La trở thành địa phương có diện tích cây ăn quả lớn thứ 2 của cả nước và đứng thứ nhất của miền Bắc. Chiến lược sản xuất nông nghiệp của Sơn La là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và nông nghiệp hữu cơ. Nhiệm vụ đặt ra cho HĐND tỉnh trong giai đoạn này là tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành thêm các cơ chế, chính sách tiếp sức cho nông nghiệp vươn xa, nâng tầm giá trị, mang về những mùa trái ngọt.
Dâu tây Sơn La được bán tràn lan khắp các chợ với giá siêu rẻ khiến người tiêu dùng hoang mang, không biết nên chọn sản phẩm nào an toàn.
Dâu tây được bán với giá rẻ 'giật mình' nhưng nguồn gốc các loại dâu tây không rõ ràng, khiến người tiêu dùng hoang mang không biết lựa chọn sản phẩm nào cho an toàn.
Hiện nay, ngoài 17 nhà máy chế biến nông sản có công nghệ hiện đại được các doanh nghiệp đầu tư, trên địa bàn Sơn La đang duy trì hoạt động của trên 560 cơ sở chế biến nông sản của các hợp tác xã và hộ dân tham gia lĩnh vực chế biến nông sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản của địa phương.
Chiều nay 15/11, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân tỉnh Sơn La năm 2022 về chủ đề 'Hỗ trợ nông dân phục hồi, phát triển nông nghiệp xanh, nhanh và bền vững'.
Ngày 14/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT). Ngày 18/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 890/QĐ-TTg lấy ngày 14/11 hằng năm là Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã tạo những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, thời gian qua, tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng bền vững.
Từ 'Giấc mơ 4 vạn' khởi đầu thời kỳ đổi mới, đến khi cây ngô ngự trị khắp núi đồi, sau nhường chỗ cho cây ăn quả ngút ngàn nương đồi, mang đến những mùa quả ngọt, làm nên 'hiện tượng nông nghiệp'. Hành trình đưa Sơn La đến với thành công trong nông nghiệp hôm nay trải qua nhiều thăng trầm, là sự chuyển đổi từ tư duy lãnh đạo của nhà quản lý đến người sản xuất.