Việt Nam trong 25 năm qua đã đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả vào tất cả các lĩnh vực hợp tác, để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong tiến trình APEC; góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.
Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), diễn ra từ ngày 14-17/11/2023 tại San Fransisco, Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ cùng các nhà Lãnh đạo các nền kinh tế APEC thảo luận những vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với kinh tế thế giới và khu vực, đề ra những định hướng hợp tác về thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhiều lĩnh vực khác.
Kể từ khi được kết nạp thành thành viên APEC vào năm 1998, trong 25 năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của Diễn đàn trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.
Chuyến tham dự APEC lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa thúc đẩy quan hệ giữa các thành viên APEC, đồng thời thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ được tổ chức vào ngày 18 và 19 /11/2022 tại Thái Lan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có trên trường quốc tế do cuộc đối đầu giữa Nga – NATO, sự leo thang ở eo biển Đài Loan và bất ổn gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố chung của lãnh đạo các nền kinh tế APEC bày tỏ quan ngại về cuộc chiến Nga-Ukraine, cam kết thực hiện Tuyên bố Putrajaya, hợp tác phục hồi kinh tế hậu COVID-19, thông qua Mục tiêu Bangkok.
Hãng tin CNA dẫn phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các hộ gia đình có thu nhập thấp sẽ phải gánh chịu gánh nặng của bối cảnh kinh tế không chắc chắn.
Dự thảo cuối cùng của tài liệu có tiêu đề 'Các mục tiêu của Bangkok' về mô hình kinh tế Tuần hoàn - Sinh học - Xanh (BCG) vừa được thống nhất tại Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2022, ngày 17/11 đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 33 với 3 phiên họp thảo luận về các nội dung liên quan đến chủ đề APEC 2022: Rộng mở - Kết nối - Cân bằng.
Ngày mai, 18-11, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29 dự kiến khai mạc tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, với chủ đề 'Mở-Kết nối-Cân bằng'. Nhiệm vụ của hội nghị APEC năm nay là nêu bật được tầm quan trọng của việc thúc đẩy hội nhập kinh tế, tài chính và xã hội cũng như những cách thức để đạt được 'tăng trưởng bao trùm'.
Sau hai năm diễn ra theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) có cơ hội gặp gỡ trực tiếp tại thủ đô Bangkok của Thái Lan để cùng thảo luận và thống nhất các giải pháp thúc đẩy thương mại và đầu tư, phục hồi tăng trưởng và tăng trưởng bao trùm trong một thế giới đang chuyển động phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó đoán định.
Trong hai ngày 19 và 20/10, nhận lời mời của Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn đã thay mặt Bộ Tài chính Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 29 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Cùng tham dự Hội nghị còn có đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 20/10/2022, tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC (AFMM) lần thứ 29 với chủ đề 'Thúc đẩy số hóa, đạt được mục tiêu bền vững' đã chính thức diễn ra.