Việc hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất là một trong những hoạt động được các cấp Hội Nông dân huyện Kim Bôi triển khai thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Bên cạnh nguồn vốn vay ủy thác từ hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng, nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần tạo điều kiện giúp nông dân có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, từng bước cải thiện cuộc sống, làm giàu cho gia đình và địa phương.
Phong trào 'Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững' tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Những năm qua, Hội Nông dân xã Phước Trạch (huyện Gò Dầu) phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện tốt việc ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và gia đình chính sách khác, giúp nhiều hộ dân có vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Theo Bộ tiêu chí (TC) xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm 2024, xã Thạnh Phú, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An hoàn tất 12/19 TC. Xã đang tập trung thực hiện 3 TC: Cơ sở vật chất văn hóa; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng và an ninh, qua đó, từng bước nâng cao đời sống người dân.
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã dành nhiều chính sách và nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo.
Xác định công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo tại địa phương, huyện Bàu Bàng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức người dân trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp. Qua đó, công tác này đã góp phần giúp người dân cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật, thay đổi tư duy để áp dụng vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
Những năm qua, nguồn vốn của chương trình cho vay vốn ưu đãi học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang giúp nhiều hộ gia đình bớt đi một phần khó khăn, góp sức nuôi dưỡng ước mơ của các em được đến trường.
Nhiều hội viên nông dân được giúp đỡ vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khá giả hơn; có hội viên được công nhận nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền; tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia XDNTM… Đó là những việc làm cụ thể mà Hội Nông dân xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành thực hiện trong thời gian qua, nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đông đảo hội viên hưởng ứng. Toàn huyện có hơn 5.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Gia đình chị Rơ Châm Gil là một trong những hộ nông dân đó.
Trong những năm qua, Hội Nông dân xã Lợi Thuận (huyện Bến Cầu) luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần vào quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh Phạm Văn Luân, thôn 4, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên đã là chủ nhân của mô hình trồng chanh tứ thời với diện tích hơn 1,2 ha cho thu nhập bình quân mỗi năm trên 200 triệu đồng.
Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được cấp ủy, chính quyền huyện Mường Ảng quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40,55% (năm 2021) lên 41,5% (năm 2022); trên 85% lao động sau khi tốt nghiệp nhận chứng chỉ nghề có việc làm.
Những năm qua, Hội Nông dân xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh) là điểm sáng về triển khai các mô hình kinh tế có hiệu quả, góp phần thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả, an toàn đóng vai trò quan trọng, là bước tạo đà để ngành này phát triển, tăng trưởng sau những khó khăn phải đối mặt trong thời gian qua.
Trong những năm qua, mô hình nuôi trùn quế cung cấp phân bón cho cây trồng ngày càng được người nông dân quan tâm vì đây là mô hình mang lại giá trị kinh tế cao.
Thời gian qua, xã Khánh Hồng (Yên Khánh) đã xây dựng và triển khai nhiều mô hình sản xuất, qua đó từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thực hiện lời dạy của Bác 'nói đi đôi với làm', thời gian qua, Hội triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa sâu rộng, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
Tại xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, mô hình nuôi bò vỗ béo đang là hướng phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định, được nhiều hội viên nông dân áp dụng thực hiện. Trong đó, có chị Tòng Thị Sinh, bản Trai Chanh, có thu nhập 300 triệu đồng/năm từ mô hình này.
Để giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, cách tốt nhất là trao cho họ 'chiếc cần câu'. Đó có thể là nguồn vốn vay ưu đãi, kỹ thuật hoặc định hướng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao,... Đây cũng là tất cả những gì xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đã làm để giảm được trên 6,8% hộ nghèo trong vòng 7 năm.