Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 21/10, Ai Cập, Hy Lạp và Cyprus đã nhất trí cần đấu tranh chống lại chính sách leo thang căng thẳng làm ảnh hưởng tới sự ổn định của khu vực.
Vị trí thống đốc Ngân hàng Trung ương Libya được phân bổ cho khu vực Barqah, trong khi vị trí phó thống đốc sẽ được trao cho khu vực Tripoli.
Ông Borrell đánh giá cao quan hệ lịch sử giữa EU và Ai Cập cũng như vai trò của Cairo trong thúc đẩy an ninh và ổn định tại khu vực, đối phó với chủ nghĩa khủng bố và tư tưởng cực đoan.
Sáng 2-9 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến công khai về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL).
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 2/9 đã họp trực tuyến công khai về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL). Tại đây, Việt Nam đã kêu gọi các bên liên quan ở Libya sớm nối lại tiến trình đàm phán hòa bình.
Nga không chỉ hợp pháp hóa sự tham gia của Ai Cập vào 'trò chơi' Libya mà còn thành công khi hòa hoãn được với Thổ Nhĩ Kỳ trên đường đua ngoại giao.
Tập đoàn Dầu Quốc gia Libya (NOC) cho biết hôm thứ Năm 16/7, việc tạm dừng sản xuất dầu ở Libya kể từ đầu tháng 1 đã khiến quốc gia này thiệt hại hàng tỷ đô la.
Thời gian qua, Ankara đã muối mặt bởi một số thất bại ở Syria. Chính vì vậy, Libya dường như là chiến trường để Thổ Nhĩ Kỳ lấy lại thể diện.
Ngày 8/7, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Libya (UNSMIL) dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Đức Heiko Mass. Hiện Đức đã giữ chức Chủ tịch luân phiên HĐBA trong tháng 7.
Sáng 08/7, Hội đồng Bảo an LHQ họp trực tuyến về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Libya (UNSMIL) dưới sự chủ trì của ông Heiko Mass, Bộ trưởng Ngoại giao CHLB Đức, nước Chủ tịch luân phiên HĐBA trong tháng 7/2020.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi các bên liên quan ở Libya chấm dứt chiến sự ngay lập tức và quay trở lại đàm phán hòa bình trên 3 kênh chính trị-quân sự-kinh tế.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 8/7 họp trực tuyến về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ Liên Hợp Quốc tại Libya (UNSMIL).
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về sự gia tăng hiện diện của Nga ở phía Đông Địa Trung Hải.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, truyền thông Ai Cập ngày 7/6 đưa tin Tổng thống nước này Abdel-Fattah El-Sisi đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thảo luận những diễn biến mới nhất tại Libya, sau khi nhà lãnh đạo Ai Cập một ngày trước đó công bố sáng kiến mang tên Tuyên bố Cairo nhằm chấm dứt xung đột ở quốc gia Bắc Phi này.
Trong tuyên bố chung cuối ngày 2/6, các bộ trưởng ngoại giao Ai Cập và UAE kêu gọi các bên giữ vững cam kết toàn diện đối với tiến trình chính trị dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Hội nghị Berlin.
Quyền Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề Libya - bà Stephanie Williams ngày 23/4 cho rằng, quốc gia Bắc Phi này hiện đang trở thành chiến trường để thử nghiệm các loại vũ khí mới.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 3/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm về khu vực chiến sự Idlib ở Syria.
Tổng thống Nga, Pháp và Thủ tướng Đức mới đây đã tổ chức một cuộc trò chuyện ba bên qua điện thoại với chủ đề thảo luận về tình hình ở Syria và Libya.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan xung quanh diễn biến căng thẳng tại Syria.
Ngày 12-2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) họp thảo luận về chủ đề 'Trẻ em và xung đột vũ trang', với trọng tâm thúc đẩy bảo vệ trẻ em trong các tiến trình hòa bình trên thế giới. Việt Nam tham gia phiên họp với tư cách Ủy viên không thường trực HĐBA.
Ngày 13-2, TASS đưa tin, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết ủng hộ kết quả Hội nghị Berlin về vấn đề Libya. Nghị quyết kêu gọi các thành viên LHQ tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí của HĐBA đối với Libya, ngừng mọi sự can thiệp vào cuộc xung đột hoặc làm trầm trọng thêm tình hình tại quốc gia Bắc Phi này.
Chiều ngày 12/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết 2510 về ủng hộ kết quả Hội nghị Berlin về vấn đề Libya với kết quả 14 phiếu thuận và 1 phiếu trắng của Nga.
Đêm 12/2, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông qua một dự thảo nghị quyết do Anh đề xuất liên quan việc ngừng bắn tại Libya.
Lo lắng trước diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh của dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, dư luận thế giới tuần qua tiếp tục đổ dồn về Trung Quốc. WHO nhận định, dịch bệnh đang ở giữa một đợt bùng phát dữ dội với 3.700 ca nhiễm được xác nhận trong một ngày.
Dưới sự chủ trì của Việt Nam, HĐBA LHQ ngày 30/01 đã nghe Báo cáo về hoạt động của Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Libya.
Sáng ngày 30/1, tại New York, dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành họp thông qua Nghị quyết về gia hạn hoạt động của Phái bộ Liên hợp quốc tại Cyprus (UNFICYP) và nghe Báo cáo về hoạt động của Phái bộ Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL).
Ngày 29/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cáo buộc người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan 'không giữ lời hứa' về việc chấm dứt sự can thiệp của nước ngoài tại Libya.
Hôm qua (22/1), Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tuyên bố các lực lượng của họ đã bắn hạ một máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nó cất cánh từ sân bay Mitiga gần thủ đô Tripoli.
Cần dừng lại việc cung cấp vũ khí cho Libya, nếu không nước này sẽ trở thành Syria thứ hai, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas nói.
Bản tuyên bố kết thúc Hội nghị Berlin về Libya dài 8 trang, với 55 điểm, nổi bật là cam kết chấm dứt vận chuyển vũ khí tới Libya, ngừng can thiệp của nước ngoài cùng những điểm cụ thể hướng tới một lệnh ngừng bắn lâu dài ở quốc gia Bắc Phi.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hi vọng các mỏ dầu lớn tại Libya đang bị phong tỏa sẽ sớm được mở cửa trở lại sau Hội nghị quốc tế về Libya ở Berlin, Đức.
Con đường tiến tới hòa bình cho Libya sẽ còn rất dài và hội nghị Berlin chỉ là một bước tiến khiêm tốn
Ngày 19-1, Hội nghị thượng đỉnh về Libya diễn ra tại Berlin. Chính phủ Đức đã mời đại diện lãnh đạo 11 quốc gia, trong đó có Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Algeria cùng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tham dự.
Dư luận đánh giá sự vắng mặt của Tunisia tại Hội nghị Berlin sắp tới là một điều đáng tiếc vì Tunisia có 450km đường biên giới chung với Libya.
Ngày 18/1, Bộ Ngoại giao Tunisia gửi lời cảm ơn thủ tướng Đức Angela Merkel vì đã mời Tổng thống Kais Saied tham dự Hội nghị Berlin về Libya, nhưng đồng thời khẳng định nước này sẽ không thể tham gia Hội nghị vì nhận được lời mời quá muộn và không có đủ thời gian để chuẩn bị.
Các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động ở miền Đông Libya đã kêu gọi phong tỏa các cảng dầu để phản đối sự can thiệp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào quốc gia Bắc Phi này.
Chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA), tướng Khalifa Haftar cho biết, ông sẽ ký một thỏa thuận với Thủ tướng Fayez Sarraj, người đứng đầu Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) tại Hội nghị Berlin sắp tới nếu một số điều kiện được đáp ứng.