Trên 'bản đồ di sản văn hóa' của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), cùng với những di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng mang đậm kiến trúc Trung Quốc, Quận 5 nổi lên là một khu vực có nhiều địa điểm ăn uống - ẩm thực độc đáo, kết tinh văn hóa giữa ẩm thực của người Việt với ẩm thực của người Hoa.
Đa sắc, độc đáo, mãn nhãn chính là những tính từ dùng để miêu tả loạt thiết kế được trưng bày trong các buổi triển lãm đồ họa của sinh viên Thiết kế đồ họa Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
Tuyến vận chuyển hành khách du lịch bằng xe buýt 2 tầng thoáng nóc Sài Gòn - Chợ Lớn đưa khách len lỏi vào các khu phố cổ, ngắm nhìn kiến trúc, cuộc sống của người Hoa tại TP.HCM.
TP.HCM vừa khai trương tuyến buýt 2 tầng thoáng nóc Sài Gòn - Chợ Lớn, đưa du khách khám phá vẻ đẹp ở một góc khác của TP.HCM, trải nghiệm không gian lịch sử, văn hóa Việt - Hoa giữa lòng thành phố.
Tuyến vận chuyển khách du lịch bằng xe hai tầng Sài Gòn - Chợ Lớn City tour với 30 chuyến/ngày; có 15 điểm dừng đón trả khách và đi qua 25 tuyến đường thuộc quận 1, 5, 6.
Xe buýt 2 tầng thoáng nóc Sài Gòn - Chợ Lớn chở khách tham quan khu nội đô với một loạt địa danh nổi tiếng là thắng cảnh di tích lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
Theo thông tin từ gia đình và đồng nghiệp, họa sĩ Lý Tùng Niên (sinh năm 1933, tên thật là Lý Học Linh) qua đời vào chiều 13-5, hưởng thọ 92 tuổi. Linh cữu ông được quàn tại nhà riêng (số 201 Lê Quang Sung, phường 6, quận 6, TPHCM), sau đó được hỏa táng tại Bình Hưng Hòa ngày 15-5 (lễ động quan lúc 13 giờ ngày 15-5).
Ngày 9/4, Gần 100 du khách đầu tiên đã trải nghiệm những sản phẩm du lịch mang tính 'chữa lành' ngay giữa trung tâm TPHCM với chi phí rất phù hợp. Đây là tour du lịch của nhóm Liên minh kích cầu du lịch TPHCM năm 2024 vừa được hình thành.
Ngày 9/4, những điểm đến thú vị quen mà lạ được TP.HCM tổ chức cho gần 100 du khách trải nghiệm.
Đồng diễn áo dài tập thể, tặng áo dài miễn phí, may áo giảm giá... là những hoạt động chính diễn ra từ nay đến cuối tháng 3 của các quận, huyện và thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) nhằm hưởng ứng Lễ hội Áo dài tại TP Hồ Chí Minh lần thứ 10 năm 2024.
Ngày hội Thương nhân quận 5 với áo dài Việt được tổ chức vào ngày 28-3 với mục đích tôn vinh vẻ đẹp của chiếc áo dài, đồng thời giới thiệu các địa điểm mua sắm và thu hút du khách đến du lịch quận 5, TP.HCM.
Thay vì là những địa điểm yên bình và đẹp đẽ, loạt địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM đang phải đối mặt với vấn đề ách tắc do lượng lớn du khách đổ về chụp ảnh, khiến nhiều nơi buộc phải treo biển cấm và thông báo hạn chế hoạt động chụp ảnh.
300 học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc Hoa thuộc diện hộ nghèo tại TPHCM vừa được Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM cùng các đơn vị, nhà hảo tâm trao kinh phí hỗ trợ học tập năm 2023. Món quà tuy nhỏ nhưng đã kịp thời góp phần động viên tinh thần vượt khó của con em gia đình đồng bào dân tộc Hoa đang gặp khó khăn.
Hội Quán là nơi lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa của người Hoa từ kiến trúc, thờ cúng, cho đến các lễ và hội. Ngày nay, các Hội Quán hòa chung nhịp sống của TP.HCM, góp phần tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhiều không gian văn hóa Hồ Chí Minh hiện nay còn đơn điệu, thiếu dấu ấn riêng, chưa có nhiều không gian mở, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Không chỉ gương mẫu trong công tác, các đảng viên được tuyên dương còn đi đầu trong phong trào phát huy sáng kiến
Chợ Lớn từng là một thành phố sầm uất, biệt lập với đô thành Sài Gòn, sau những tách – nhập từ những năm 1950, Chợ Lớn giờ trở thành một quần thể bao gồm các quận 5, 6, 8, 10 và 11… với những dấu ấn gắn liền với cộng đồng người Hoa, nổi trội là các công trình kiến trúc cổ, từ nhà ở, tư dinh, chợ, đến hội quán, chùa miếu… tạo thành vùng di sản hấp dẫn, khác biệt với các phố Hoa khác trên khắp thế giới.
Chùa Bà Thiên Hậu hay Hội quán Tuệ Thành (số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do những người Hoa gốc phủ Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) di cư sang Việt Nam buôn bán, lập nghiệp. Hội quán là nơi hội họp và thờ cúng bà Thiên Hậu - một người phụ nữ ở thế kỷ X có khả năng thấy trước tương lai, cứu người hoạn nạn.
Chùa Bà Thiên Hậu hay Hội quán Tuệ Thành (số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do những người Hoa gốc phủ Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) di cư sang Việt Nam buôn bán, lập nghiệp. Hội quán là nơi hội họp và thờ cúng bà Thiên Hậu - một người phụ nữ ở thế kỷ X có khả năng thấy trước tương lai, cứu người hoạn nạn.
Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh có khoảng 30 hội quán của người Hoa. Trong đó, một số được xây dựng cách đây hơn 200 năm, số khác xây dựng vào cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX và phân bố trên nhiều quận huyện của TP, nhưng phần nhiều tập trung trên địa bàn quận 5, quanh các con đường Nguyễn Trãi, Triệu Quang Phục, Châu Văn Liêm, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông như: Hội quán Hà Chương, hội quán Tuệ Thành, hội quán Nghĩa An, hội quán Quỳnh Phủ, hội quán Phước An…
Gốm Cây Mai là dòng gốm có từ lâu đời, gốm sành cứng đặc trưng với màu men không phong phú, nhưng chính sự tinh giản ấy đã tạo nên một dòng gốm mê hoặc khó phai lẫn. Với hai màu chủ yếu là màu xanh lam, màu xanh ve chai; các màu bổ trợ là màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ, nâu và trắng đã góp phần định hình thương hiệu gốm mỹ nghệ xưa này.
Chiều 8-2, Đoàn lãnh đạo Thành ủy TPHCM do Phó Bí thư Thành ủy Võ Thị Dung làm trưởng đoàn đã đi thăm, chúc mừng các Hội quán người Hoa trên địa bàn quận 5 nhân dịp Tết Nguyên tiêu Canh Tý 2020. Đoàn đã thăm, chúc mừng Ban Quản trị các Hội quán Tuệ Thành, Nghĩa An, Nhị Phủ, Hải Nam và Sùng Chính.
Sau khi được công nhận di tích, việc quản lý di tích thuận lợi hơn rất nhiều. Công tác bảo tồn được nhận thức đầy đủ và hiệu quả. Khu vực di tích được quản lý nguyên hình nguyên dạng theo Luật Di sản văn hóa, không bị nhà dân xâm lấn...
Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866 có thể coi là những khung hình xa xưa nhất về Sài Gòn - Chợ Lớn còn được lưu giữ cho đến nay.
Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866 có thể coi là những khung hình xa xưa nhất về Sài Gòn - Chợ Lớn còn được lưu giữ cho đến nay.