Sở Y tế vừa có thông tin phản hồi liên quan đến phản ánh của báo chí về tình hình thiếu các dung dịch cao phân tử điều trị sốt xuất huyết và thuốc điều trị ung thư trên địa bàn TPHCM.
Chiều 16/9, TS. Phạm Thanh Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội cho biết còn 2 tuần nữa bệnh viện này hết thuốc tê phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
Bệnh viện Bạch Mai cùng nhiều bệnh viện khác hiện thiếu nhiều loại thuốc hiếm như huyết thanh nọc rắn cạp nia, thuốc giải độc Clostridium Botulinum.
Cục Quản lý Dược vừa có công văn gửi các cơ sở nhập khẩu thuốc về việc cung ứng dịch truyền Dextran 40 (dùng trong điều trị sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue).
Có mặt tại cuộc họp báo chiều ngày 18/8, Sở Y tế TP.HCM khẳng định TP không thiếu thuốc đông máu cho các ca mổ tim và sẽ sớm lo nguồn thuốc điều trị sốt xuất huyết trong điều kiện dịch vẫn đang bùng phát.
Hiện nay đang là giai đoạn dịch sốt xuất huyết (SXH) bùng phát mạnh trong năm. Tiền Giang đã có 3 trường hợp tử vong và số ca mắc chưa có dấu hiệu dừng lại. Mặc dù tình hình dịch SXH đang diễn biến rất phức tạp nhưng dịch cao phân tử phục vụ điều trị bệnh nhân SXH nặng đang khan hiếm, đây là điều đáng lo ngại. Trước thực trạng này, điều quan trọng nhất chính là ý thức và quyết tâm đẩy lùi dịch SXH của từng cá nhân trong cộng đồng.TỬ VONG VÌ ĐẾN BỆNH VIỆN MUỘN
Cùng với những khó khăn trong công tác vận động người dân nâng cao ý thức về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, ngành Y tế còn gặp khó khăn về nhân lực, thiết bị, thuốc, vật tư y tế...
Tại TPHCM, một số bệnh viện tuyến cuối về nhi khoa điều trị sốt xuất huyết đang lo ngại khó có thể kham nổi lâu dài trước tình trạng số ca nhập viện ngày càng tăng cao và xảy ra thiếu hụt thuốc điều trị cho các ca sốc sốt xuất huyết nặng như dung dịch HES 200.000, Dextran 40.000 và các thuốc vận mạch (Dopamin).
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước có 77.000 ca sốt xuất huyết, chủ yếu ở khu vực phía Nam, với 42 người đã tử vong, trong khi thuốc đặc trị đang cạn dần
Thời tiết nắng nóng, các ca bệnh đường hô hấp và sốt xuất huyết tăng mạnh. Nhiều bệnh viện và cơ sở y tế đang phải đối diện với áp lực quá tải do lượng bệnh nhân tăng đột biến.
Sốt xuất huyết tăng 97% so với năm trước, các chuyên gia khuyến cáo những dấu hiệu cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm, để đảm bảo cấp cứu kịp thời, trước tình trạng số mắc và tử vong do sốt xuất huyết gia tăng.
Ngày 24-6, Sở Y tế TPHCM cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) Dengue điều trị tại 4 bệnh viện tuyến cuối của thành phố liên tục tăng. Hiện có 626 trường hợp điều trị nội trú, trong đó có 82 trường hợp bị nặng. Bệnh nhân mắc SXH nhập viện tăng, nhưng các cơ sở điều trị đang thiếu phân tử Dextran, HES 200.000 (chuyên dùng chống sốc).
Sốt xuất huyết đang bùng phát dữ dội tại TP.HCM. Số ca nặng từ đầu năm đến nay là 274 trường hợp. Các bệnh viện vẫn chưa có dịch truyền cao phân tử phù hợp nhất cho các ca bệnh nặng.
Hiện số ca sốt xuất huyết (SXH) tăng mạnh, nhiều bệnh viện đã liên hệ với các công ty dược để đặt hàng dung dịch cao phân tử HES 200.000 (HES 200), Dextran 40 để chống sốc SXH nhưng đều nhận lại thông báo không có 2 loại thuốc trên.