Xóm Bà Rà (xã Hùng Sơn) đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 90% dân số. Từng có thời kỳ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, từ việc được tuyên truyền, tiếp cận các kiến thức pháp luật, công tác phòng, chống tảo hôn và HNCHT, tư duy, nhận thức của người dân đã thay đổi...
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, nhất là ở vũng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực trạng này đã và đang là một trở ngại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tiến bộ của xã hội. TH&HNCHT không chỉ vi phạm pháp luật mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với cá nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, dân số, việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt Chương trình 1719). Cùng với các địa phương thuộc vùng DTTS&MN tỉnh Thanh Hóa, huyện Như Thanh đã, đang triển khai thực hiện Chương trình 1719 và đạt được những kết quả bước đầu, góp phần thay đổi diện mạo vùng và đời sống Nhân dân.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: 'Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới'. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được thể hiện nhất quán thông qua những chính sách, chương trình, dự án tại các địa phương vùng DTTS và miền núi. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, trước những tác động của nền kinh tế thị trường và sự tồn tại 'ăn sâu, bám rễ' của nhiều hủ tục lạc hậu, vẫn còn diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em DTTS. Vì thế, các cấp ủy đảng, chính quyền trong toàn tỉnh đã nỗ lực để giải quyết các vấn đề cấp thiết, hỗ trợ phụ nữ tăng quyền năng kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS, thúc đẩy bình đẳng giới.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam xã Nậm Xe (huyện Phong Thổ) triển khai nhiều giải pháp nhằm chung tay phòng, chống tảo hôn (TN), hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trên địa bàn.
Do tập quán lạc hậu, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn vẫn có 6 trường hợp tảo hôn.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) là do ảnh hưởng nặng nề của hủ tục, tập quán lạc hậu của người dân.
Phó Chủ tịch Hội LHPN Lâm Đồng Cil Bri khẳng định, các hủ tục lạc hậu, đặc biệt là nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cần được đưa ra khỏi đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số (DTTS), do đó việc đẩy mạnh tuyên truyền để giảm thiểu tình trạng này là hết sức cần thiết. Phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa có cuộc trò chuyện với ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh về những kết quả đạt được trong triển khai công tác tuyên truyền thực hiện giảm thiểu TH&HNCHT trong vùng DTTS và miền núi (MN) tỉnh Thanh Hóa.
Câu chuyện về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở miền núi vẫn là một vấn đề nóng trong những năm vừa qua. Dù đã có nhiều đề án, phương án để giảm thiểu vấn đề này, nhưng hầu như, hiệu quả vẫn chưa như mong muốn.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tại huyện Lộc Bình, nhờ sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến xã cùng hoạt động tích cực của đội ngũ cán bộ tuyên truyền, vận động ở cơ sở nên tình trạng tảo hôn, HNCHT trên địa bàn đã giảm đáng kể.
Chiếc đò của anh Phàng A Thầy tròng trành vượt sông Mã đưa chúng tôi vào bản Pá Búa - bản với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát. Đi cùng chúng tôi vào bản Pá Búa là Thiếu tá Lê Xuân Lâm, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng và Thiếu tá Cao Văn Lượng, Đội trưởng Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Trung Lý. Họ là những người lính biên phòng đã có thâm niên công tác, gắn bó với mảnh đất biên cương, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc nơi đây và được bà con quý mến.
Thời gian qua, toàn tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT). Sau nhiều giải pháp quyết liệt, TH&HNCHT trên địa bàn tỉnh đã giảm, góp phần mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, sau hơn 3 năm triển khai thí điểm đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tình trạng tảo hôn, HNCHT trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể.
Thời gian qua, Ninh Thuận tích cực triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) về 'Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi'.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã tích cực phối hợp với các sở, ngành thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT).
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 17-ĐA/TU ngày 24/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2025.
Nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT), thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ. Thông qua nhiều cách làm hay, thiết thực, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn ngày càng giảm đáng kể, giúp người dân thay đổi nhận thức, hành vi, cùng chung tay đẩy lùi tảo hôn và HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Xác định tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng dân số mà còn là nguyên nhân dẫn đến nghèo khó, kém phát triển. Thanh Hóa đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 lùi tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và trẻ em. Không chỉ vậy, chất lượng dân số còn bị suy giảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất lớn ngăn cản sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhận thấy được điều đó, những năm qua, các huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa đã có những giải pháp thiết thực, lồng ghép tập huấn và vận động tuyên truyền tới từng dân bản để giúp cho bà con nhận thấy được những hệ quả mà tảo hôn và hôn nhân cận huyết để lại.
Như Thanh là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, dân số trên 99.400 người gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ... cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 43,22%. Vì vậy, những năm qua, huyện Như Thanh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thời gian qua, trong khuôn khổ hoạt động Dự án 'Thực hiện bình đẳng giới và thực hiện những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' (Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái đã tập trung thực hiện chương trình truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục văn hóa có hại, một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại các địa bàn Dự án.
Để thực hiện hiệu quả Đề án 'Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi', với mục tiêu đến năm 2025, cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp với các cách làm thiết thực như: Sân khấu hóa để dễ nhớ, dễ hiểu; phát huy vai trò người có uy tín trong tuyên truyền, vận động thường xuyên, kịp thời…
Lũng Cú là xã biên giới cực Bắc của Tổ quốc, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là xã có trên 90% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước đây diễn ra khá phổ biến nạn tảo hôn, nhưng sau ba năm trở lại đây tình trạng này đã cơ bản chấm dứt.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, sau hơn 3 năm triển khai thí điểm đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tình trạng tảo hôn, HNCHT trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể.
Trong những năm qua, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) đã gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em; làm suy giảm chất lượng dân số; ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Cùng cán bộ Tư pháp và cán bộ Đoàn xã Hang Kia (Mai Châu), chúng tôi đến thăm gia đình anh Vàng A Trống ở xóm Hang Kia là hộ tảo hôn. Con trai anh là Vàng A S. năm nay vừa tròn 16 tuổi, đầu năm 2023, con trai anh lấy vợ bằng tuổi ở xóm Thung Mặn. Sau khi cưới 2 cháu đều bỏ học ở nhà làm nương. Khi được hỏi vì sao cho con tảo hôn, anh Trống cho biết: 'Vì chưa nhận thức được việc kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) con cái sinh ra sẽ kém phát triển, cũng một phần là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, tôi ân hận lắm. Giờ được tuyên truyền, vận động, tôi cùng gia đình biết được đó là sai trái'.
Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 'Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015-2025; Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 22-4-2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án 'Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025' (giai đoạn II), hiện nay các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, góp phần giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS.
ĐBP - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời triển khai nhiều mô hình nhằm đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT). Tuy nhiên, tảo hôn và HNCHT vẫn diễn ra khá phổ biến, tại địa bàn vùng cao.
Sáng 16-3, tại TP Thanh Hóa, Ban Dân tộc phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện thực hiện Đề án 'Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025'.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Huyện Mường Lát trước đây là một trong những điểm nóng về tình trạng tảo hôn nhưng đến nay số lượng cặp kết hôn là tảo hôn đã giảm và không còn trường hợp HNCHT. Để đạt được kết quả trên, các cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát đã tích cực nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện theo nếp sống mới, từng bước đẩy lùi nạn tảo hôn, HNCHT.
Những năm qua, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) đã giảm dần nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra. Một trong những nguyên nhân đó là kiến thức, nhận thức của bà con ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi về những hậu quả của TH&HNCHT còn những hạn chế nhất định.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có 2.526 trường hợp tảo hôn, trong đó có 626 trường hợp tảo hôn cả vợ và chồng. Tuy tình trạng tảo hôn giảm dần từ 12,93% năm 2015 còn 5,61% năm 2021 và từ năm 2019 đến nay không còn trường hợp hôn nhân cận huyết thống (HNCHT), nhưng tảo hôn vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối, để lại nhiều hệ lụy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).
Tảo hôn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ, đồng thời không được pháp luật bảo hộ. Tại huyện Lạc Sơn, từ năm 2021 đến nay ghi nhận 9 trường hợp tảo hôn (năm 2021 có 8 trường hợp, từ đầu năm đến nay 1 trường hợp). Nhằm thay đổi từ nhận thức đến hành động của người dân về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), UBND huyện đã triển khai kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng này. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, tiến tới đạt mục tiêu xóa bỏ TH&HNCHT trên địa bàn.