Thời gian qua, để tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), bên cạnh định hướng, đầu tư tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào, ổn định cho bà con, tỉnh Hòa Bình còn tăng cường kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại. Qua đó tiếp sức cho sản phẩm hàng hóa của đồng bào DTTS vươn xa.
Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Việc chăm lo đồng bào dân tộc không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước mà còn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 79 năm ngày Độc lập, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng được cải thiện, nhiều nét văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn. Có được kết quả đó là nhờ những chương trình, chính sách hỗ trợ được triển khai hiệu quả, tạo sinh kế cho ĐBDTTS vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Với niềm đam mê nông nghiệp, người giám đốc hợp tác xã đã đưa quy trình trồng cam 'kèm' cỏ, đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm cho thành viên HTX, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.
Cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình những năm qua ngày càng khởi sắc. Đặc biệt, sự hiện diện của các HTX đang giúp các thành viên, hộ nông dân liên kết thay đổi tư duy, tập quán canh tác, phát triển sản xuất theo hướng bền vững.
Xác định xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, huyện Kim Bôi đã và đang tập trung thực hiện công tác này, dựa trên khai thác yếu tố vùng miền.
Những năm qua, diện tích trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, hiện đạt khoảng 11.500 ha (cam 5.500 ha, quýt hơn 500 ha, bưởi 5.200 ha, chanh 375 ha). Trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh khoảng 7.400 ha, sản lượng ước đạt 150 nghìn tấn, giá trị thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/ha/năm. Với giá trị kinh tế từ cây ăn quả có múi, tỉnh tập trung chọn lọc, nâng cao chất lượng giống cây nhằm nâng cao số lượng, chất lượng quả.
Là hộ tiên phong trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, từ diện tích đất trồng ngô và mía tím cho thu nhập không đảm bảo, ông Quách Công Tiến, xóm Kim Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi loại cây trồng. Đến nay, với nguồn thu nhập 'khủng' từ vườn cây ăn quả, ông trở thành tấm gương sáng cho bà con trong vùng học tập, để từng bước thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản của tỉnh được tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi thông tin với doanh nghiệp các tỉnh trong cả nước để tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường. Qua đó, tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông sản, thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh và sản xuất an toàn theo chuỗi liên kết là hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp tỉnh vẫn còn tình trạng phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống, sự liên kết càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi là một trong những phong trào lớn được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả. Những năm gần đây, sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào đã góp phần cổ vũ tinh thần, nghị lực vượt khó của nông dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh, giúp nhau vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.