Cùng với các loại trái cây của tỉnh như xoài, nhãn, chuối, chanh leo... được xuất khẩu ra nước ngoài, gần đây, thanh long Sơn La cũng được tiếp cận, xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Tỉnh đang từng bước hoàn thiện thủ tục xây dựng nhãn hiệu 'Thanh long Sơn La', tạo động lực để người trồng thanh long, các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục đưa trái cây này chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Hướng tới mục tiêu tạo ra các sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, giữ gìn môi trường, huyện Thuận Châu đã và đang tập trung tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, nâng giá trị nông sản, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
'Hạn chế cỏ dại, điều hòa độ ẩm, giữ cấu trúc mặt đất, giảm tỷ lệ rửa trôi dinh dưỡng; ngăn cản quá trình bốc hơi nên tiết kiệm chi phí về nước tưới, phân bón, hạn chế dùng thuốc trừ cỏ, công làm cỏ, tăng giá trị sản phẩm' - Đó là những lợi ích từ mô hình dùng vải nông nghiệp chuyên dùng để phủ xung quanh gốc cây ăn quả đang được triển khai thí điểm tại nhiều vườn cây trên địa bàn huyện Thuận Châu và Mai Sơn.
Thực tiễn đã cho thấy các hợp tác xã kiểu mới đã đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo đó, nếu giai đoạn trước chú trọng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, thì 2021-2025 sẽ chú trọng vào phát triển kinh tế nông thôn, trong đó KTTT, HTX đóng vai trò chủ đạo.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã tạo những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Chỉ còn hơn một tuần nữa là cây thanh long ruột đỏ ở Thuận Châu sẽ cho thu hái quả chính vụ. Thời điểm này, nông dân các xã trên địa bàn huyện đang tập trung chăm sóc thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ để đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Năng động, nhiệt tình trong các phong trào, hoạt động của địa phương, chị Lò Thị Dưng, Chi hội phó Chi hội phụ nữ bản Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu còn là điển hình vượt khó vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Nhiều hộ dân ở xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, đã tập trung cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.