Doanh nghiệp Việt Nam nên chọn sản phẩm ưu thế và có chứng chỉ Halal do Indonesia cấp, không nên cạnh tranh về giá, tìm kiếm cơ hội đầu tư theo ưu đãi tài chính của sở tại, tích cực tham gia các hội chợ quốc tế uy tín… để chinh phục thị trường quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới.
Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, xuất khẩu sản phẩm Halal của chúng ta vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong khi đó, đây là khu vực thị trường giàu tiềm năng với mức chi tiêu của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu cho thực phẩm Halal đạt khoảng 1.900 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2050.
Chia sẻ với TG&VN, ông Addy Perdana Soemantry, Trưởng Bộ phận thương mại, Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam (người đang trực tiếp thúc đẩy hợp tác giữa Indonesia và Việt Nam trong lĩnh vực Halal) đã chia sẻ về những điểm đặc biệt của ngành mà Việt Nam cần lưu ý khi muốn đi sâu khai phá thị trường này.
Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.