Sự kiện này mở ra chương mới cho Lạng Sơn, thúc đẩy du lịch bền vững, bảo tồn di sản và kết nối quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế của tỉnh trên bản đồ du lịch thế giới.
Ngày 17/4/2025, UNESCO chính thức vinh danh Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, đưa Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 quốc gia sở hữu 229 công viên thuộc Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Sự kiện này mở ra chương mới cho Lạng Sơn, thúc đẩy du lịch bền vững, bảo tồn di sản và kết nối quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế của tỉnh trên bản đồ du lịch thế giới.
Ngày 17/4, UNESCO chính thức công bố danh sách 16 Công viên địa chất toàn cầu mới, trong đó có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.
Ngày 17/4 tại phiên họp lần thứ 221 của Ban Chấp hành UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) diễn ra tại Paris, Pháp, UNESCO chính thức công bố danh sách 16 công viên địa chất toàn cầu mới, trong đó có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, đưa tổng số công viên địa chất toàn cầu trong Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO lên 229 công viên tại 50 quốc gia.
Cách đây 80 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân các dân tộc huyện Bình Gia đã từng bước xây dựng phong trào cách mạng tiến tới giải phóng hoàn toàn Bình Gia vào ngày 19/4/1945, góp phần cùng cả nước làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Lạng Sơn là một trong những địa phương sở hữu hệ thống hang động phong phú, có giá trị nổi bật về địa chất, sinh thái ở khu vực miền núi phía Bắc. Lạng Sơn đang có kế hoạch phát triển loại hình du lịch thám hiểm hang động, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.
Lạng Sơn là một trong những địa phương sở hữu hệ thống hang động phong phú, có giá trị nổi bật về địa chất, sinh thái ở khu vực miền núi phía Bắc.
Công viên địa chất Lạng Sơn có khoảng 200 hang động và nhiều thác nước, hố sụt tạo ra cảnh quan và trải nghiệm thu hút khách du lịch. Đây sẽ là tiềm năng để Lạng Sơn để phát triển nhiều loại hình du lịch như thám hiểm hang động, leo núi thể thao, đi bộ đường dài, vượt thác, hố sụt...
Với đặc điểm địa hình, địa chất độc đáo cùng sự đa dạng văn hóa, Công viên địa chất Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Công viên địa chất Lạng Sơn có khoảng 200 hang động và nhiều thác nước đẹp. Đây là tiềm năng lớn để khai thác phát triển du lịch. Tỉnh Lạng Sơn đang triển khai nhiều biện pháp để đánh thức những tiềm năng này.
Với đặc điểm địa hình, địa chất độc đáo cùng sự đa dạng văn hóa, Công viên địa chất Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Công viên địa chất Lạng Sơn có khoảng 200 hang động và nhiều thác nước đẹp. Đây là tiềm năng lớn để khai thác phát triển du lịch. Tỉnh Lạng Sơn đang triển khai nhiều biện pháp để đánh thức những tiềm năng này.
Sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu vực di tích hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, thôn Còn Nưa, xã Tân Văn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc lễ hội Lồng tồng xã Tân Văn.
Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch bền vững của địa phương, góp phần tạo thêm động lực, cơ hội để tỉnh Lạng Sơn quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học...
Theo tiêu chí của UNESCO và mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, du lịch địa chất được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để phát triển CVĐC. Đối với tỉnh Lạng Sơn, khi bắt tay vào xây dựng thành công mô hình CVĐC toàn cầu Lạng Sơn, việc phát triển loại hình du lịch địa chất sẽ là một nhiệm vụ tất yếu trong chiến lược phát triển địa phương nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Công viên Ðịa chất Lạng Sơn có phạm vi thuộc 8 huyện, thành phố: Bắc Sơn, Chi Lãng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn.
Lạng Sơn hiện có trên 300 di tích đã được xếp hạng và nằm trong danh mục kiểm kê. Nhiều năm qua, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích này có đóng góp không nhỏ của đội ngũ trông coi di tích. Tuy nhiên, chế độ, chính sách hỗ trợ những người đang làm nhiệm vụ này vẫn còn bất cập.
Công viên địa chất Lạng Sơn đã trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ tư ở Việt Nam, sau Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất Đắk Nông.
Công viên địa chất Lạng Sơn vừa chính thức được UNESCO công nhận là 'Công viên địa chất toàn cầu', đánh dấu bước tiến quan trọng trong phát triển du lịch địa phương vươn tầm quốc tế.
Tại đây, quá trình khai thác than đã phát hiện phức hệ hóa thạch động thực vật khổng lồ rất phong phú và đa dạng. Trong hang Thẩm Khuyên - Thẩm Hai và nhiều hang động khác trong Khối đá vôi Bắc Sơn đã phát hiện hóa thạch của người đứng thẳng.
Trong các ngày 7/8 9/8 và 10/8, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu phương án thiết kế phối cảnh, cải tạo, nâng cấp tại một số điểm trên tuyến số 2, số 3, số 4 thuộc CVĐC Lạng Sơn và xúc tiến thiết lập quan hệ đối tác CVĐC Lạng Sơn.
Lạng Sơn có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để ngành du lịch tỉnh có thể khai thác và phát triển du lịch một cách bền vững.
Những năm gần đây, với nhận thức và giải pháp đúng đắn của chính quyền và người dân huyện Bình Gia, di tích khảo cổ học quốc gia Hang Thẩm Khuyên – Thẩm Hai thuộc địa bàn xã Tân Văn đang dần khôi phục sau thời gian dài 'ngủ quên', đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn.
Ngày 17/7, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐV) Lạng Sơn tổ chức Đoàn khảo sát hiện trạng, chuẩn bị điều kiện thiết kế phối cảnh, kiến tạo cảnh quan tại một số điểm trên tuyến số 2, số 3 thuộc CVĐC Lạng Sơn.
Ngày 12/7, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn phối hợp với Khách sạn Four Points by Sheraton Lạng Sơn, Tập đoàn Marriott (Mỹ) tổ chức Đoàn khảo sát, đánh giá tiềm năng hợp tác phát triển du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.
Ngày 28/6, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị đón Đoàn chuyên gia thẩm định Hồ sơ Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tại 5 huyện: Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Chi Lăng, Lộc Bình.
Được thành lập từ năm 2021, quá trình khảo sát đánh giá bước đầu xác định Công viên địa chất Lạng Sơn (CVĐC Lạng Sơn) tiềm ẩn nhiều giá trị tiêu biểu về di sản địa chất và cảnh quan thiên nhiên, trong đó có những điểm di sản quan trọng tầm cỡ quốc tế và toàn cầu: Địa chất và trầm tích học, cổ sinh vật học, khoáng vật học và sinh khoáng, kiến tạo, địa mạo và địa chất karst.
Công viên địa chất Lạng Sơn là một minh chứng sống động về hành trình hơn 500 triệu năm tiến hóa sự sống trong những cảnh quan đa dạng của nó.
Với diện tích lên tới gần 5.000 km2, công viên địa chất Lạng Sơn có nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan. Hiện tỉnh Lạng Sơn đang tích cực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để các chuyên gia của UNESCO thẩm định và công nhận danh hiệu 'Công viên địa chất toàn cầu' cho Công viên địa chất Lạng Sơn.
Với chủ đề 'Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng', các tuyến, điểm du lịch tại Công viên địa chất Lạng Sơn (CVĐC) đang được tập trung xây dựng trên nền tảng gắn kết các địa điểm tiêu biểu về lịch sử tiến hóa liên tục của sự sống và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, với các di sản văn hóa đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử hình thành thế giới tự nhiên và cảnh quan địa chất, sự đa dạng về văn hóa và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lạng Sơn.
Dựa trên nền tảng cốt lõi là hệ thống di sản địa chất phản ánh sự tiến hóa liên tục của sự sống và văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tạo nên những giá trị khác biệt, Công viên địa chất Lạng Sơn hội tụ nhiều điều kiện để trở thành thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu trong năm 2025.
Tại Việt Nam, các công viên địa chất với nhiều giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan cùng các giá trị di sản, di tích lịch sử, rất có tiềm năng phát triển và hưởng lợi từ du lịch địa chất.
UBND tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu; đồng thời, triển khai các giải pháp bảo tồn, khai thác bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn, đặc biệt là khai thác phát triển du lịch, trở thành điểm đến mới hấp dẫn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp lữ hành, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, khách du lịch trong và ngoài nước.
Được thành lập từ năm 2021, Công viên địa chất Lạng Sơn đang hướng tới gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu nhằm tăng cường bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa và thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao sinh kế cho người dân.