Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Câu lạc bộ Doanh nhân Sao đỏ

Chiều 15/11, Câu lạc bộ (CLB) Doanh nhân Sao Đỏ do ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP Eurowindow, Chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ làm trưởng đoàn đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư tại tỉnh Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Bảo tồn và phát huy giá trị nền Văn hóa Hòa Bình

Hòa Bình là vùng đất cổ, nơi có cư dân cư trú từ rất sớm. Văn hóa Hòa Bình - văn hóa thời đại đá có niên đại từ 18000 - 7000 năm cách ngày nay, do bà Madeleine Colani - nữ khảo cổ học người Pháp phát hiện năm 1926. Năm 1932, tại Hội nghị Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội, thuật ngữ 'Văn hóa Hòa Bình' được cả thế giới công nhận. Hội nghị đã thông qua và thống nhất lấy thuật ngữ 'Văn hóa Hòa Bình' do bà Madeleine Colani đưa ra để đặt tên cho nền văn hóa này.

Bài 5: Khơi nguồn sức mạnh cộng đồngBài 1: Từ 'cửa ngõ Tây Bắc'Bài 2: Sức mạnh nội sinh từ văn hóa dân tộc

Làm thế nào để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiệu quả, qua đó phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở vùng cao là câu chuyện dài

Hội thảo khoa học về giá trị di tích hang xóm Trại và mái đá làng Vành

Ngày 13/9, Sở VH-TT&DL tổ chức Hội thảo khoa học về giá trị 2 di tích gồm: hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Dự hội thảo có PGS.TS Bùi Văn Liêm, thành viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học; đại diện các sở, ngành chức năng; các nhà nghiên cứu khoa học khảo cổ của Viện Khảo cổ học; Viện Địa Chất; Trung tâm tiền sử Đông Nam Á; UBND huyện Lạc Sơn.

Tiến sĩ Khảo cổ học thành danh vì… trượt hết nguyện vọng đại học

Trong giới khảo cổ học, có lẽ ít người không biết đến TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á.

Sở VH-TT&DL triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023

Ngày 10/7, Sở VH-TT&DL tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với các nhà đầu tư Nhật Bản

Sáng 10/7, Thường trực Tỉnh ủy làm việc với các nhà đầu tư Nhận Bản. Chủ trì buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành chức năng. Về phía các nhà đầu tư Nhật Bản có ông Steve Bùi, Chủ tịch Công ty Đenta - Nhật Bản, Chủ tịch Quỹ Steve Bùi và những người bạn; các doanh nghiệp Nhật Bản.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12, khóa XVII

Ngày 7/7, BTV Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 12, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH của tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Sơn tạo 'đường băng' rộng mở để du lịch cất cánh

Có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa đã được in dấu cùng với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của người dân đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, huyện Lạc Sơn đã, đang nỗ lực tạo 'đường băng' rộng mở để du lịch cất cánh.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ

Hòa Bình là vùng đất phát hiện nhiều nhất các di chỉ khảo cổ học thuộc Văn hóa Hòa Bình (VHHB) - nền văn hóa khảo cổ không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, tồn tại trong thời gian dài khoảng từ 30.000 - 4.000 năm cách ngày nay. Các di tích khảo cổ học có mặt gần như ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh với mật độ phân bố khác nhau.

Hòa Bình khai thác tiềm năng du lịch của các di tích khảo cổ

Hòa Bình là cái nôi của nền 'Văn hóa Hòa Bình', nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ. Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy những di sản khảo cổ, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó quan tâm, gắn phát triển du lịch với các di tích khảo cổ.

Chứng cứ chắc chắn về người - vượn ở Việt Nam

Sự hiện diện của nền Văn hóa Hòa Bình không chỉ là một minh chứng khẳng định Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài người

Người Mường Vang giữ nét văn hóa Mường

Có bề dày lịch sử vùng đất hàng nghìn năm, dân số khoảng 14 vạn người, dân tộc Mường chiếm 91%, người Mường Vang có đời sống văn hóa rất phong phú, giàu bản sắc. Quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hóa, nền công nghiệp cách mạng 4.0 đã tác động đến giá trị văn hóa của dân tộc Mường huyện Lạc Sơn. Một số loại hình di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Một bộ phận thanh niên hiện nay không biết tiếng Mường, nét văn hóa Mường và những tập quán của cha ông…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 23/3, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy tháng 3, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng phát triển KT-XH. Tham dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; đại diện các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

Hòa Bình cần xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa

Chiều 26/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về tình hình, kết quả phát triển KTXH năm 2022, những tháng đầu năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới và giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm các dự án cao tốc đúng chuẩn cao tốc, không làm nửa vời

Với dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), Thủ tướng cho rằng kéo dài 5 năm có khả năng đội vốn, lãng phí, cần nghiên cứu lại tiến độ thi công, phấn đấu triển khai trong 3 năm, nỗ lực tiết kiệm khoản 300 tỷ đồng kinh phí dự phòng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hòa Bình còn thiếu 1 con đường xứng tầm để kết nối với Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tỉnh Hòa Bình còn nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính là hạ tầng giao thông Hòa Bình đã có cải thiện nhưng vẫn còn thiếu 1 con đường xứng tầm để kết nối với Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, các cảng hàng không, cảng biển...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Hòa Bình cần sáng tạo huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển

Chiều 26-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình về kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình, chiều 26/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư. Làm việc với đoàn công tác Chính phủ có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; BCH Đảng bộ tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Huy động mọi nguồn lực, đầu tư hạ tầng kết nối để thúc đẩy Hòa Bình phát triển

Trong chương trình công tác tại tỉnh Hòa Bình, chiều 26/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình về kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình

Trong chương trình công tác tại tỉnh Hòa Bình, chiều 26/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình về kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh.

Dưới chân núi Mụ

Năm nay mùa đông đến muộn. Trời cứ nắng vàng mãi. Tôi trở đi trở lại vùng đất này chẳng nhớ đã bao nhiêu lần. Tôi và vài đồng nghiệp lặn lội từ một huyện xa để ra thành phố tỉnh lỵ lúc trời đã sẫm tối. Mặt trời lặn rồi nhưng cái quầng sáng hồng hào quyến rũ bí ẩn của nó vẫn hắt một cách tiếc nuối lên nền trời phía tây, đằng sau một ngọn núi tên là Mụ, núi Mụ.

Tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2022

Chiều 4/1, Sở VH-TT&DL tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Thông báo kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ di tích mái đá làng Vành và hang xóm Trại

Ngày 20/12, Sở VH-TT&DL tổ chức hội nghị thông báo kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ 2 di tích cấp quốc gia mái đá làng Vành, xã Yên Phú và hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn). Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, UBND huyện Lạc Sơn, UBND xã Tân Lập và Yên Phú.

Hòa Bình trưng bày 'Di sản Văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số'

Tối 15/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Khai trương trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2022 tại Nhà Văn hóa xã Tân Lập.

Thường trực Tỉnh ủy khảo sát di tích văn hóa trên địa bàn các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong

Ngày 2/12, đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã khảo sát thực tế các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở: VH-TT&DL, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Văn phòng Tỉnh ủy.

Trích tham luận tại Hội thảo khoa học 90 năm nền 'Văn hóa Hòa Bình'

Tại hội thảo khoa học 90 năm nền 'Văn hóa Hòa Bình', Ban tổ chức đã nhận được trên 20 tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chính quyền địa phương có di tích nền Văn hóa Hòa Bình bằng văn bản và trình bày tại hội thảo. Nội dung tập trung vào 3 chuyên đề: Colani và lịch sử nghiên cứu về 'Văn hóa Hòa Bình'; những thành tựu mới trong nghiên cứu về 'Văn hóa Hòa Bình' ở Việt Nam và trên thế giới; bảo tồn và phát huy di sản 'Văn hóa Hòa Bình'. Báo Hòa Bình trích đăng một số tham luận trình bày tại hội thảo.

Tham quan di tích khảo cổ tiêu biểu về nền Văn hóa Hòa Bình tại huyện Lạc Sơn

Ngày 22/11, Ban Tổ chức Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền 'Văn hóa Hòa Bình' tổ chức tham quan một số di tích khảo cổ tiêu biểu về nền Văn hóa Hòa Bình ở huyện Lạc Sơn. Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ VH-TT&DL, Cục Di sản văn hóa, Viện Khảo cổ học, Hội khảo cổ học, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Về phía tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và UBND huyện Lạc Sơn.

Kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận và tôn vinh nền văn hóa Hòa Bình (1932 - 2022)

Hòa Bình là nơi có sự phát hiện đầu tiên và nhiều nhất các di tích khảo cổ học thuộc Văn hóa Hòa Bình - một văn hóa khảo cổ nổi tiếng không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Những phát hiện mới về Văn hóa Hòa Bình

Qua nhiều lần khai quật các hang động và nơi cư trú của người tiền sử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã có nhiều phát hiện mới về nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Những lần hội thảo ở các nước trên thế giới, ông đã minh chứng cho các nhà khoa học thấy rằng nền VHHB có niên đại lâu đời, đa dạng và phong phú hơn những gì chúng ta đã biết.

Văn hóa Hòa Bình trên đất Hòa Bình

Hòa Bình là vùng đất cổ, nơi có cư dân cư trú từ rất sớm. VHHB do bà Madeleine Colani (M.Colani) - nữ khảo cổ học người Pháp phát hiện năm 1926. Năm 1932, thuật ngữ 'Văn hóa Hòa Bình' được cả thế giới công nhận.

Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị nền Văn hóa Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình được xem là một trong những chiếc nôi phát triển loài người với mật độ phân bố di chỉ dày đặc và phong phú. Sự hiện diện của nền Văn hóa Hòa Bình còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu quan trọng về quá trình sinh sống sớm của người hiện đại, phương thức, kỹ năng kiếm sống, mỹ thuật và tổ chức xã hội.

Tìm hiểu sơ lược về nền Văn hóa Hòa Bình: Bài 4 - Góp công khai mở những bí ẩn của nền Văn hóa Hòa Bình

Nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Các di tích VHHB được phát hiện, nghiên cứu trong nhiều thời kỳ khác nhau, do nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành. Do nội dung phong phú và phức tạp của nền VHHB nên đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đang được thảo luận, nghiên cứu.

Tìm hiểu sơ lược về nền Văn hóa Hòa Bình: Bài 3 - Tiến hóa trong đời sống cư dân sơ kỳ thời đại đồ đá mới

Bước sang sơ kỳ thời đại đồ đá mới, với sự ra đời của kỹ thuật mài và tiếp xúc với các nhóm nông nghiệp xung quanh, cư dân tiền sử không chỉ săn bắt, hái lượm mà đã biết sử dụng lửa để làm chín thức ăn, sử dụng đồ gốm…

Tìm hiểu sơ lược về nền Văn hóa Hòa Bình: Bài 2 - Dấu tích thời đồ đá qua di chỉ khảo cổ

Thời đại đồ đá kéo dài khoảng gần 3,4 triệu năm và kết thúc vào giai đoạn khoảng từ năm 8700 - 2000 trước công nguyên. Trong giai đoạn này, đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn hoặc một mặt để đập dùng trong săn bắn, hái lượm.

Tôn vinh giá trị 90 năm xác lập và nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình

LTS: Tỉnh ta chuẩn bị tổ chức sự kiện 90 năm xác lập và nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Đây là sự kiện văn hóa lớn nhằm tuyên truyền, quảng bá và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, Phó trưởng Ban thường trực Ban tổ chức Hội thảo 90 năm xác lập và nghiên cứu nền VHHB (1932 – 2022) về sự kiện quan trọng này.

Thực trạng và giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị các di chỉ tiêu biểu về nền Văn hóa Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có vị trí quan trọng là vùng chuyển tiếp từ vùng đồng bằng lên miền núi, chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển không gian văn hóa của đất và người nơi đây. Từ những đặc điểm về địa hình và sông ngòi cùng với sự tác động của khí hậu đến địa hình thông qua quá trình cac-xtơ hóa đã tạo nên các hang động, đồng thời hình thành nên các đồng bằng nhỏ xen kẽ các dãy núi tạo nên một vùng đất cổ với hệ động, thực vật phong phú. Do vậy, ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh tụ trên mảnh đất Hòa Bình, để lại một nền văn hóa nổi tiếng: Văn hóa Hòa Bình.

Khẳng định giá trị di tích khảo cổ học

Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á và Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di tích khảo cổ học quốc gia hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Đây là 2 di tích khảo cổ học có hiện vật phong phú, tiêu biểu về Văn hóa Hòa Bình (VHHB) đã được nhà khảo cổ học Madeleine Colani và Viện Khảo cổ học khai quật từ lâu.

Kiểm tra việc khai quật di tích khảo cổ học hang xóm Trại và mái đá làng Vành

Ngày 21/9, Sở VH-TT&DL đã kiểm tra việc khai quật di tích khảo cổ học quốc gia hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Đây là 2 di tích khảo cổ học có hiện vật phong phú, tiêu biểu về nền Văn hóa Hòa Bình, đã được nhà khảo cổ Madeleine Colani và Viện Khảo cổ học khai quật từ lâu.

Di tích văn hóa Hòa Bình tiêu biểu trên địa bàn tỉnh

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số di tích Văn hóa Hòa Bình (VHHB) tại tỉnh Hòa Bình có trên 120 di tích. Về niên đại của VHHB được chia làm 3 thời kỳ: Niên đại Hòa Bình sớm, hay tiền Hòa Bình, có niên đại trên 30.000 - 20.000 năm cách ngày nay (Hòa Bình chưa tìm thấy di tích nằm trong khung niên đại này); niên đại của Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống có niên đại trên 20.000 năm đến trên 10.000 năm cách ngày nay. Ở Hòa Bình ít loại di tích nhóm này, tiêu biểu là mái đá Làng Vành, hang Khoài, hang xóm Trại; niên đại Hòa Bình muộn, khoảng trên 10.000 năm đến 7.000 - 7.500 năm cách ngày nay, nhóm này Hòa Bình chiếm đa phần.

Khẳng định giá trị 'Văn hóa Hòa Bình'

Cách đây vừa tròn 77 năm, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh trong đó ghi rõ 'Bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam'. Sắc lệnh được ban hành đặt nền móng cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hóa dân tộc. Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong những năm qua, tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, lấy văn hóa dân tộc làm sức mạnh nội sinh cho sự phát triển.

Đặc điểm phân bố và cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình

Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa thời đại đồ đá, được nhà khảo cổ học nữ người Pháp Madeleine Colani phát hiện và đặt tên từ những di tích hang động tìm thấy trong vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình. Về phân bố, VHHB không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà phân bố rất rộng ở Đông Nam Á lục địa, kéo dài từ Nam Trung Quốc đến đảo Sumatra (Indonesia), Miến Điện và Philippines. Ở Việt Nam, VHHB phân bố phần lớn ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, chiếm trên 80% tổng số di tích của văn hóa này. Phần còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh: Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị…

Bảo tồn, phát huy giá trị ruộng bậc thang của người Mường Hòa Bình

Sẽ là niềm tự hào, vinh dự lớn lao nếu hệ thống ruộng bậc thang của người Mường Hòa Bình trở thành di sản cấp quốc gia, tiến tới di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Cho đến thời điểm này, các vùng lúa nước, ruộng bậc thang khác ở Việt Nam mặc dù rất đẹp nhưng khó có thể được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới về cảnh quan văn hóa.

Nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị nền 'Văn hóa Hòa Bình'

Với 72 hang động, di tích, di chỉ khảo cổ được tìm thấy trên địa bàn, các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học đã xác định: Hòa Bình là một trong những chiếc nôi của nền 'Văn hóa Hòa Bình'. Để 'cái nôi văn hóa' ấy trường tồn với thời gian, những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị của nền 'Văn hóa Hòa Bình' luôn được tỉnh quan tâm sâu sát.

Khám phá những nét đẹp văn hóa, du lịch ở xứ Mường

Du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình phát triển mạnh mẽ với nhiều điểm, khu du lịch, tour, tuyến có chất lượng dịch vụ tốt đã và đang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước.

Khám phá hang xóm Trại

Hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn) được Bộ VH-TT&DL công nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2001. Hang xóm Trại là di tích văn hóa Hòa Bình khá tiêu biểu. Đây vừa là nơi cư trú lâu dài, vừa là công xưởng để chế tác công cụ của cư dân văn hóa Hòa Bình.